Bên cạnh việc học tập dựa trên giáo trình, giáo dục STEM đóng vai trò cần thiết cho mỗi lớp học. Một lớp học STEM hiệu quả sẽ giúp học sinh giải quyết được vấn đề nhanh chóng, sáng tạo hơn với tư duy đổi mới. Tìm hiểu về Top 6 đặc điểm của thiết kế lớp học STEM hiện đại sẽ giúp buổi học STEM của học sinh trở nên thú vị hơn.
Thiết kế học STEM linh hoạt


Thiết kế một phòng học STEM linh hoạt, bạn nên biến lớp học thành một không gian có khả năng lưu trữ nhiều chủ đề đa dạng như: các dự án về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và cùng các môn học khác.
Với một lớp học STEM linh hoạt, bạn có thể linh hoạt thay đổi các buổi học chỉ trong chỉ thời gian ngắn. Cụ thể, chỉ trong một phút, bạn có thể biến một lớp học lý thuyết hay một buổi thuyết trình, thành một lớp học thực hành trong tích tắc.
Tính linh hoạt trong việc thiết kế lớp học STEM cần bắt đầu với những đồ nội thất đơn giản, nhẹ nhàng và bền như bàn, ghế… Để giúp bạn dễ sắp xếp, di chuyển trong những buổi thí nghiệm khoa học.
Đặc biệt, với đặc điểm linh hoạt, thuận tiện, bạn cũng nên bỏ qua hình thức sơ đồ chỗ ngồi cổ điển, mà thay vào đó nên cho học sinh tự do lựa chọn không gian làm việc nhóm của mình trong lớp học STEM. Ví dụ, một nhóm học sinh có thể ngồi học tập tại bàn, hoặc thực hành một thí nghiệm ngay trên sàn lớp học, hoặc thậm chí bạn có thể cho học sinh đứng làm thực hành xung quanh bàn học.
Lớp học dễ dịch chuyển
Như đã trình bày ở trên, để thiết kế một lớp học STEM trở nên linh hoạt, đồ đạc sử dụng trong phòng cần phải mang tính di chuyển dễ dàng. Tức bạn nên lựa những đồ vật trang trí có những bánh xe để dễ kéo, đẩy hay sắp xếp như bàn ghế di động để học sinh tự thiết kế không gian làm việc phù hợp nhất với mình.
Mục đích của việc tạo nên một không gian lớp học dễ dịch chuyển là để học sinh có thể tự xây dựng không gian học tập phù hợp với tư duy. Đặc biệt, học sinh cũng có khả năng tự di chuyển đồ đạc theo những suy nghĩ sáng tạo của riêng mình.
Cần đặc biệt lưu ý, để vận dụng được đặc điểm này, bạn có thể sử dụng bảng trắng di động, thay cho bảng trắng thông thường để sinh viên có thể tự do thảo luận cùng nhau. Vì bảng trắng chính là một phần thiết yếu của thiết kế lớp học STEM vì nó cho phép hiển thị trực quan ý tưởng của học sinh một cách nhanh chóng và là một công cụ không thể thiếu trong những giờ toán học STEM.
Thiết kế lớp học STEM mang tính tích hợp
Như bạn đã biết, các lĩnh vực STEM luôn được định hướng bởi công nghệ để thực hiện các môn khoa học, kỹ thuật. Do đó, để thiết kế một lớp học STEM hiện đại bạn không thể bỏ qua các sản phẩm như: Máy tính bảng, máy tính xách tay và những công nghệ khác… Nhằm giúp học sinh có thể cộng tác theo nhóm, nghiên cứu ý tưởng và đưa ra các giải pháp thiết kế.
Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ, thiết kế một lớp học STEM mang tính tích hợp không đòi hỏi bạn phải trang bị những công nghệ tiên tiến và tốn kém, bạn chỉ nên tạo một không lớp lớp học mà học sinh có khả năng thích ứng và vận dụng công nghệ cao để kích thích tinh thần học tập của học sinh.
Học tập dựa trên dự án có tổ chức
Có lẽ một điều mà chúng ta luôn bâng khuâng đó là một lớp học STEM luôn trong tình trạng ồn ào, đôi khi trở nên hỗn loạn vì mỗi nhóm học sinh luôn có phương pháp giải quyết vấn đề theo những cách riêng. Vì vậy để thiết kế một lớp học STEM hiện đại bạn phải đề cao tính tổ chức rõ ràng và chặt chẽ.
Với đặc điểm này, bạn cần đưa ra một quy trình làm việc cụ thể, như sau:
- Đầu tiên, bạn có thể cho mỗi đội nhận về một bộ vật tư hoặc một chiếc bàn học di động. Sau đó, bạn hãy đưa ra yêu cầu của các dự án và mốc thời gian cụ thể mà mỗi nhóm cần hoàn thành.
- Thứ hai, bạn cần nói rõ cho học sinh biết họ phải làm việc bao nhiêu thời gian trong ngày, hướng dẫn cách mà học sinh có thể tự kiểm soát thời gian của mình, và đưa ra những tín hiệu rõ ràng như: tiếng vỗ tay, cụm từ để học sinh biết khi nào cần im lặng và lắng nghe.
- Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị một không gian để lưu trữ những dự án mà học sinh đã hoàn thành. Bởi vì trong các dự án STEM lĩnh vực kỹ thuật, học sinh thường sẽ có các dự án đã hoàn thành một phần, và họ sẽ cần lưu trữ cho đến buổi làm việc tiếp theo. Cụ thể, bạn có thể lưu trữ bằng các thùng đựng tài liệu, kệ tủ… Đây đều là những ý tưởng về cách bảo vệ bài vở của học sinh hiệu quả.
Thiết kế lớp học STEM mang tính cộng tác


Với đặc điểm này cộng tác giữa người dạy và người học trong các giờ học STEM, bạn sẽ cho học sinh làm việc thông qua các hoạt động thực hành và thảo luận theo nhóm. Lúc này, bạn sẽ là người hướng dẫn dự án, trình bày vấn đề cần giải quyết, trả lời các câu hỏi và tạo điều kiện cho các học sinh thảo luận ý kiến.
Mục đích của việc cộng tác sẽ giúp học sinh suy nghĩ về vấn đề một cách sâu sắc hơn, và đưa những câu hỏi tư duy tại sao họ phải làm điều đó. Bạn cần lưu ý, trong các lớp học STEM, bạn chính là người truyền cảm hứng cho sự đổi mới trong bản thân mỗi học sinh, thông qua sự cộng tác giữa họ với tư duy rằng sẽ luôn có nhiều hơn một giải pháp để giải quyết một vấn đề nào đó.
Lớp học mang tinh thần đội nhóm
Thiết kế lớp học STEM thúc đẩy tinh thần đội nhóm sẽ đề cao phương châm các cá nhân có những ý tưởng tốt, nhưng khi làm việc nhóm, họ có thể tìm ra những ý tưởng tuyệt vời hơn.
Với đặc điểm này, bạn cần khuyến khích học sinh rèn luyện tinh thần tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. Cụ thể, một học sinh có thể trình bày một ý tưởng, sau đó sẽ được bổ sung bởi các thành viên khác trong nhóm. Đây gọi là hiệu ứng lăn của quả cầu tuyết (quả cầu tuyết sẽ to dần đều khi chúng ta lăn chúng) nhằm tạo ra các giải pháp tốt hơn, cũng như nhiều giải pháp hơn để giải quyết một vấn đề.
Tóm lại, phòng học STEM chính là một không gian học tập truyền cảm hứng tuyệt vời cho học sinh. Việc áp dụng 6 đặc điểm cần thiết này trong việc thiết kế lớp học STEM hiện đại chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường tích cực – nơi học sinh có thể học hỏi, tư duy và phát triển tích cực.