Hoạt động tự làm sản phẩm vải dệt thoi (wove)

Dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Nội dung

Chuyên đề STEM liên quan: D&T – Thiết kế và Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật

Đối tượng học: 11 – 14 tuổi

Dệt vải, đẹt thảm là một nét văn hóa truyền thống của Hồi giáo, đặc biệt là vào lễ Ramadan thì hoạt động này cũng trở nên ý nghĩa và được chú trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, lấy cảm hứng từ nét truyền thống này, trong bài học hôm nay người học sẽ được hướng dẫn kỹ thuật dệt thoi (woven). Sau khi nắm vững quy trfnh và kỹ thuật người học sẽ có cơ hội tự tay tạo nên sản phểm vải dệt cho chính bản thân mình.

Hoạt động tự làm sản phẩm vải dệt thoi (wove)

Hoạt động tự làm sản phẩm vải dệt thoi (woven).

Giới thiệu về hoạt động sáng tạo dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Dệt thoi (woven) là một trong những bài học được thiết kế dựa trên cảm hứng các nét vawn hóa trong lễ Ramadan (tháng ăn chay, suy niệm và cầu nguyện) của người Hồi giáo. Bài học này sẽ là hoạt động giúp người dạy dễ dàng truyền đạt các kiến thức về thiết kế & công nghệ, toán học và khoa học đến cho người học.

Qua đó, người học được dạy về các kỹ năng và kỹ thuật liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm dệt bằng cách dệt và tự bản thân ứng dụng những kiến thức đó tạo ra sản phẩm thực tế. Bài học này có thể được áp dụng như một bài học chính khóa hoặc ngoại khóa nhằm bổ trợ thêm các kiến thức liên quan cho người học, đặc biệt là cái nhìn trực quan về việc ứng dụng những hiểu biết lý thuyết vào thực tiễn.

Mục tiêu của hoạt động sáng tạo dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Hiệu quả mong muốn đạt được của bài học dệt thoi (woven) là:

  • Người học sẽ hiểu thêm về lễ Ramadan của người Hồi giáo và nét văn hóa dệt vải, dệt thảm đặt biệt là kỹ thuật dệt thoi (woven) đối với người Hồi nói riêng và ngành dệt may Thế giới nói chung.
  • Người học có thể hiểu và nắm vững quy trình sản xuất một sản phẩm dệt với phương pháp “trên và dưới”.
  • Khi hiểu rõ các công đoạn, quy trình sản xuất, và kỹ thuật dệt thoi (woven), người học sẽ làm việc an toàn hơn trong môi trường sản xuất hàng dệt may.

Vật dụng cho hoạt động sáng tạo dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Trước khi bước vào giai đoạn thực hành tạo ra sản phẩm dệt thoi (woven), người học cần chuẩn bị các vật dụng sau:

  • Một tấm bìa cát – tông/ bìa cứng
  • Sợi chỉ hoặc sơi len
  • Kim may có mắt sỏ chỉ lớn
  • Băng keo

Vật dụng cho hoạt động tự làm sản phẩm vải dệt thoi (wove)

Vật dụng cần thiết cho hoạt động.

Hướng dẫn thực hành hoạt động sáng tạo với dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Thời lượng: tối thiểu 60 phút

Giới thiệu

Người dạy sẽ giới thiệu bài học với ý nghĩa của lễ hội Ramadan và giải thích vai trò của nét văn hóa dệt, đạc biệt nguồn gốc kỹ thuật dệt thoi (woven). Sau đó, người dạy hướng dẫn các bước tiến hành tạo ra một sản phẩm dệt như thế nào. Người dạy cũng chỉ ra nhiệm vụ của người học là tự tay tạo ra một sản phẩm vải dệt từ các nguyên vật liệu đã cho và kỹ thuật dệt được yêu cầu.

Thực hành

Bước 1: Người học tiến hành đo và đánh dấu các khe trên các cạnh ngắn của bìa cứng, cách nhau 1 cm. Sau đó, dùng kéo/ dao rọc giấy cắt thành những đường rạch sâu 1 cm. (Chú ý vị trí các đường rạch ở 2 cạnh nằm đối sưng nhau trên một đường thẳng)

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 1

Thực hành làm sản phẩm bước 1.

Bước 2: Sử dụng hai sợi len có màu khác nhau và quấn len một vòng lần lượt qua các khe rạch từ đầu cho đến cuối tấm bìa. Lưu ý, sắp xếp vị trí quấn len sao cho 2 màu len xen kẽ nhau (như hình dưới). Sau đó dùng băng keo dán cố định các sợi len lại, nhớ chọn mặt có các sợi len cắt nhau làm mặt sau để dán băng keo (Dùng băng keo dán ở các vị trí như: đầu sợ len, nơi cắt nhau giữa hai sợi len khác màu).

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 2

Thực hành làm sản phẩm bước 2.

Bước 3: Luồn sợi len vào kim. Sau đó người học tiến hành dệt vải bằng kỹ thuật “trên và dưới”. Tức là, luồn len theo hình ziczac, lên xuống qua các sợi len dọc (như hình dưới). Tiếp tục thao tác cho đến khi đan hết sợi len. Lưu ý là để thừa đầu len khi bắt đầu dệt.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 3

Thực hành làm sản phẩm bước 3.

Bước 4: Đối với sản phẩm dệt nhiều màu. Người học cần căn chỉnh độ dài của từng sợi len có màu khác nhau. Và sau khi đan hết một sơi len màu này và chuyển sang sợi len có màu khác thì thực hiện như bước 2.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 4

Thực hành làm sản phẩm bước 4.

Bước 5: Người học tiếp tục dệt cho đến khi cách đáy bìa tầm 3 cm.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 5

Thực hành làm sản phẩm bước 5.

Bước 6: Để kết thúc qúa trình dệt và tránh trường hợp len bị bục, người học cần luồn các sợi len thừa ở phần đầu lúc trươc đã chừa ra vào vào các vòng đầu của sợi len ngang (như hình dưới).

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 6

Thực hành làm sản phẩm bước 6.

Bước 7: Sau khi luồn xog các phần thừa của sợi len là chúng ta đã hoàn thành xong sản phẩm vải dệt.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 7

Thực hành làm sản phẩm bước 7.

Bước 8: Đây là bước tách sản phẩm ra khỏi tấm bìa. Người đọc lật lại mặt sau của tấm bìa (mặt có dính băng keo). Dùng kéo cắt đứt các ở giữa các sợi len dọc ở mặt sau này.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 8

Thực hành làm sản phẩm bước 8.

Bước 9: Lật lại mặt trước của sản phẩm. Kéo các sợi le dọc đã được cắt ra khỏi khe rạch rồi cột từng đôi (2 sợi) lại với nhau. Thực hiện thao tác tương tự cho đến hết các sợi len dọc. (Hình dưới).

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 9

Thực hành làm sản phẩm bước 9.

Bước 10: Lấy miếng vải dệt ra khỏi tấm bìa.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 10

Thực hành làm sản phẩm bước 10.

Bước 11: Đối với sản phẩm vải dệt này, người học có thể sử dụng nó làm một bức tranh treo tường hoặc một phục trang thổ cẩm để kết hợp ới trang phục chính.

Thực hành làm sản phẩm vải dệt thoi (wove) bước 11

Thực hành làm sản phẩm bước 11.

Hoạt động mở rộng

Người học thử thiết kế một mẫu vải dệt thoi (woven) khác với họa tiết/ màu sắc phức tạp hơn, ví dụ như các đường sọc hoặc ziczac…

Người học cũng có thể thử sức với một sản phẩm dệt có hình dạng hoặc kích thước lớn hơn.

Lưu ý khi thực hành hoạt động sáng tạo dùng len tự làm một sản phẩm dệt thoi (woven)

Người học có thể tái sử dụng vật liệu để làm vải dệt thoi (woven) bằng cách dùng bìa cát – tông từ bao bì bưu điện, hộp giấy…Thay vì sử dụng len mới, người học có thể sử dụng dải vải, ruy băng hoặc các vật liệu phù hợp khác.

Kích cỡ tấm bìa cứng cỡ A5, xấp xỉ 15 x 21cm. My MD will examine your cold, look you over, give you antibiotics and a schedule of when to return to the office, and then go to the pharmacy to drugstore-catalog.com fill your prescription. Tùy vào nhu cầu của người học mà người học có thể tùy chỉnh kích cỡ tấm bìa cứng lsao cho phù hợp và dễ sử dụng.

Sợi dọc là những sợi chạy dọc theo chiều dài của tấm bìa cát – tông và được mắc vào các khe rảnh. Các sợi chạy vào và ra trên vật liệu được gọi là sợi ngang.

Ở bước 1, người học tạo khe rạch đảm bảo có số lượng chẵn để có số sợi dọc chẵn. Các sợi dọc có thể được đặt cách nhau đến 1,5 cm để thao tác luồn sợi theo kỹ thuật “trên và dưới” dễ dàng hơn.

Ở bước 2, việc sử dụng các sợi dọc có màu khác nhau và nằm xen kẽ với nhau sẽ hỗ trợ cho việc nhận biết dễ dàng giúp thao tác luồn “trên và dưới” thực hiện được tốt hơn. Người học cũng có thể áp dụng phương pháp đánh số các sợi dọc để phân biệt. Lưu ý nếu đánh số thì ta sẽ đánh lặp ví dụ” 12121212… cho đến hết các sợi dọc.

Trong bước 4, người học nên để tất cả phần sợi len thừ ở cùng một bên, nhu vậy, công đoạn kết – thắt nút sẽ tiết kiệm được thời gian hơn, đồng thời sản phẩm dệt thoi (woven) của chúng ta cũng tăng tính thẩm mỹ hơn. Bên cạnh đó, ở bước này, người học phải kiểm độ căn bề mặt của vải dệt để tránh trường hợp,sợi en bị bóp quá chặt hoặc quá lòng làm tấm vải dệt không cân đối, xấu xí.

Tổng kết

Trong bài hoạt động này, người học sẽ tự tay tạo ra sản phẩm vải dệt với kỹ thuật dệt thoi (woven) theo hướng dẫn của người dạy. Thông qua hoạt động, người học không chỉ hiểu và thực hiện được kỹ thuật dệt này mà còn nắm vững được các quy trình sản xuất, công cụ và thiết bị được sử dụng trong ngành dệt may.