Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
Hoạt động STEM: bao nhiêu plastic?

Bao nhiêu Plastic?

Nội dung

Hoạt động STEM với chủ đề Bao nhiêu Plastic? là một trong những khóa học thực tiễn nhằm giáo dục các học sinh về việc sử dụng nhựa và một số chất thay thế thông qua tính toán giúp hỗ trợ phát triển các kỹ năng toán học. Hãy cùng tìm hiểu hoạt động bổ ích này ngay sau đây.

Giới thiệu chung về hoạt động

Đây là một trong những khóa học STEM được thiết kế để cho phép người học sử dụng các chủ đề theo mùa với mục đích hỗ trợ cung cấp các chủ đề chính trong môn học Thiết kế & công nghệ, Toán học và khoa học. Hoạt động này là một phần trong việc hưởng ứng tháng không sử dụng đồ vật bằng nhựa và tập trung vào việc vận dụng các phép toán nhân chia và tính xem một người sẽ sử dụng bao nhiêu lượng Plastic mỗi năm.

Chủ đề: Toán học, Thiết kế & Công nghệ và Khoa học

Thời gian: 45 – 75 phút 

Kết quả buổi học

  • Thành thục các phép nhân chia và sử dụng để giải quyết các vấn đề thực tế
  • Tính xem một người sử dụng bao nhiêu nhựa trong một năm
  • Chuyển đổi gam sang kilôgam.

Mục tiêu của hoạt động STEM: Bao nhiêu Plastic?

Trong hoạt động này, học sinh sẽ xác định lượng nhựa mà họ đã sử dụng trong một ngày và tiến hành vận dụng kiến thức toán học để tính ra mức tiêu thụ nhựa hàng năm. Hoạt động này có thể được ứng dụng như một hoạt động đào tạo thực tế để dạy cho trẻ về việc sử dụng nhựa sao cho hợp lý cũng như sẽ học về một số chất có thể thay thế. Thông qua khó học, trẻ có thể phát triển các kỹ năng toán học một cách hiệu quả.

Hoạt động STEM: bao nhiêu plastic?
Bao nhiêu Plastic? là một hoạt động vô cùng bổ ích về nhựa và tác hại của nó

Nguyên vật liệu cần thiết

Nguyên vật liệu cần thiết cho buổi hoạt động Bao nhiêu Plastic? đó là:

  • Đồ nhựa
  • Cân
  • Bút chì
  • Tẩy
  • Máy tính

Hướng dẫn hoạt động STEM: Bao nhiêu Plastic?

Giới thiệu (5-10 phút)

Giáo viên bắt đầu giới thiệu và giải thích cho học sinh về hoạt động này. Và nhấn mạnh mục đích là sẽ tính xem một người sẽ sử dụng bao nhiêu lượng nhựa trong một ngày, sau đó bắt đầu tính toán xem con người sẽ sử dụng bao nhiêu nhựa trong một năm.

Nhựa – Bao nhiêu trong một ngày? (10-15 phút)

Học sinh sẽ bắt đầu tượng tượng ra một ngày cho mình. Sau đó, lập danh sách bao gồm tất cả đồ nhựa mà trẻ đã sử dụng trong ngày hôm đó.

Hoạt động cân nhựa (15-25 phút)

Học sinh bắt đầu sử dụng các mẫu đồ vật bằng nhựa đã chuẩn bị từ trước hoặc các mẫu do giáo viên cung cấp. Và thực hiện cân đo các đồ vật về nhựa được tìm thấy. Sau đó ghi lại các số liệu đã tính được. Hơn hết, hãy nhắc trẻ nên ghi lại trọng lượng theo gam (g) sau đó chuyển đổi sang kilôgam (kg).

Nhựa được sử dụng theo thời gian hoạt động (10-15 phút)

Học sinh sử dụng tổng trọng lượng hàng ngày đã tính được ở trên và bắt đầu thực hiện các phép toán như sau:

  • Tính lượng nhựa được sử dụng hàng tuần bằng cách nhân tổng trọng lượng hàng ngày với 7.
  • Tính lượng nhựa được sử dụng hàng tháng bằng cách nhân tổng trọng lượng hàng ngày với 30.
  • Tính lượng nhựa được sử dụng hàng năm bằng cách nhân tổng trọng lượng hàng ngày với 365.

Đánh giá (5-10 phút)

Thảo luận về những phát hiện mới mẻ của các học sinh. Thông qua đó mà giáo viên sẽ làm rõ vấn đề là đồ vật nhựa nào đang được sử dụng nhiều nhất? Làm thế nào chúng ta có thể giảm việc sử dụng nhựa? Các chất có thể thay thế nhựa là gì?

Hoạt động STEM: bao nhiêu plastic?
Tận dụng nhựa để phát huy khả năng sáng tạo

Lưu ý dành cho giáo viên

  • Giáo viên có thể đưa ra các ví dụ về nhựa mà các học sinh vẫn đang thường sử dụng hàng ngày hay đặt cho các học sinh một nhiệm vụ tại nhà là thu thập các vật dụng bằng nhựa mà chúng sử dụng trong ngày.
  • Đảm bảo rằng tất cả các vật dụng bằng nhựa phải được làm sạch và khô ráo trước khi thực hiện cân đo khối lượng.
  • Khi tổng số đã được tính toán cho việc sử dụng nhựa hàng tuần, hàng tháng và hàng năm, giáo viên nên sử dụng những thông tin dữ liệu này thực hiện các cuộc thảo luận nhằm tăng sự tương tác trong lớp học. Đặt ra một tình huống như Nếu một học sinh đang sử dụng một khối lượng nhựa như thế này, thì cả thành phố sẽ đang sử dụng bao nhiêu nhựa trong một ngày, một tháng hoặc một năm?

Một số lựa chọn thay thế cho nhựa đó là:

  • Sử dụng bình nước inox hoặc thép.
  • Dùng ống hút giấy thay cho ống hút nhựa.
  • Đổi hộp đựng xà phòng rửa tay bằng một thanh xà phòng.
  • Đổi sữa tắm và thay bằng một thanh xà phòng.
  • Đổi bàn chải đánh răng bằng nhựa và sử dụng bàn chải bằng tre (bằng gỗ).
  • Đổi hộp cơm nhựa bằng hộp từ thép không gỉ.

Trên đây là tất cả thông tin về hoạt động STEM: Bao nhiêu Plastic? vô cùng ý nghĩa và bổ ích. Thông qua khóa học này, trẻ sẽ nhận biết được về chất liệu nhựa cũng như thực trạng sử dụng nhựa hiện nay trong cuộc sống. Từ đó nâng cao nhận thức cũng như khả năng tính toán của mình.