Trong mùa hè này, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ hưởng ứng ngày Trái Đất bằng cách hướng dẫn cho bé cách làm các chậu hoa bằng giấy có thể phân hủy sinh học để trồng cây ngay tại nhà. Cùng Stemlazy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Giới thiệu chung hoạt động
Thật ra, chậu hoa bằng giấy là hoạt động thuộc một phần trong những bộ giáo trình được thiết kế để hỗ trợ việc học các môn liên quan đến Thiết kế & Công nghệ, Toán học và Khoa học xoay quanh chủ đề Ngày Trái đất.
Hoạt động này được xây dựng nhằm để giới thiệu cho trẻ những khái niệm cũng như cách hoàn thành một chậu giấy có thể phân hủy sinh học để trồng cây mà thôi.
Mục tiêu của hoạt động
Chậu hoa bằng giấy thật ra là hoạt động có thể được sử dụng như một bài học chính, nhằm dạy cho trẻ hiểu rõ hơn về lưới cũng như cách tạo hình 3D từ những hình 2D, từ đó hỗ trợ trẻ hoàn thiện các kỹ năng trong các môn Toán, Thiết kế và Khoa học. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu rõ hơn về môi trường tự nhiên khi có thể nhìn thấy quá trình gieo hạt cũng như theo sát quá trình phát triển của cây.
Ngoài ra, hoạt động này có thể mở ra những hướng đi tích cực khác trong việc bảo vệ môi trường, bởi chúng ta đều biết rằng một chậu cây giấy có thể phân hủy sinh học, trong khi các loại chậu truyền thống thường được làm từ polyme và phải mất tới quá trình hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn.
Nguyên vật liệu cần thiết
Trong hoạt động Chậu hoa bằng giấy này, chúng ta cần chuẩn bị:
- Giấy A4
- Các lọ mứt nhỏ hoặc các vật có dạng hình trụ tương tự
- Băng giấy phân hủy sinh học
- Đất / phân bón
- Gói hạt giống, có thể là đậu, hướng dương hoặc rau diếp cá
- Nước
Hướng dẫn hoạt động STEM Chậu hoa bằng giấy
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những món đồ kể trên, các bậc cha mẹ có thể tổ chức hướng dẫn cho bé làm chậu hoa bằng giấy ngay tại nhà với những bước sau đây. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ bắt tay vào thực hiện, cha mẹ có thể giải thích sơ qua cách để làm một chậu cây bằng giấy để trồng cây. Đồng thời, chỉ cho trẻ thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một hình 3D từ các dạng hình phẳng.
Sau khi đã giải thích cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ làm chậu cây theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Chia tờ giấy A4 thành 4 phần, đánh chữ A, B, C,D lần lượt cho từng góc, mặt trước và mặt sau tờ giấy
- Bước 2: Gấp tờ giấy bên nửa mặt A-B thành C-D
- Bước 3: Gấp đôi tờ giấy lại từ A đến B
- Bước 4: Gấp góc B và miết phẳng
- Bước 5: Gấp góc B và bẻ ngược lại D
- Bước 6: Gấp góc C và miết phẳng
- Bước 7: Gấp góc A và bẻ ngược lại C
- Bước 8: Gấp góc A vào giữa
- Bước 9: Gấp góc B vào giữa, sau đó gấp góc A vào giữa
- Bước 10: Gấp góc B vào giữa và lật ngược tờ giấy
- Bước 11: Lặp lại các bước 8, 9 và sau đó gấp mặt giấy trên cùng xuống
- Bước 12: Gấp mặt giấy trên cùng còn lại xuống, sau đó kéo các phần rìa ra xa nhau
- Bước 13: Miết phẳng đáy vào bên trong chậu trồng
Mở rộng hoạt động
Sau khi trẻ đã hoàn thành gấp chậu cây, cha mẹ có thể tiếp tục hướng dẫn trẻ cách gieo hạt và trồng cây theo các bước như sau:
- Bước 1: Đổ đất ẩm hoặc phân bón vào khoảng ⅔ chậu
- Bước 2: Dùng bút chì hoặc que chọc một lỗ sâu chừng 2cm vào đất hoặc phân bón, sau đó gieo hạt vào lỗ
- Bước 3: Lấp đất lại
- Bước 4: Phun sương lên phần đất vừa lấp
- Bước 5: Đặt chậu cây lên đĩa, khay và để tại những nơi có ánh sáng mặt trời như bệ cửa sổ
Sau khi hoàn tất quá trình làm chậu cây và gieo hạt, cha mẹ có thể cho bé tiếp tục quan sát quá trình phát triển của cây trong những ngày tiếp theo cho đến khi cây phát triển đến 10mm. Điều này sẽ giúp trẻ có thể hiểu rõ hơn về quá trình cây phát triển ra sao, có ích cho sự phát triển của trẻ sau này.
Những lưu ý dành cho các bậc cha mẹ
Để phân biệt, cha mẹ có thể sử dụng lọ mứt nhỏ và gấp đôi giấy A4 theo chiều dài lọ. Sau đó quấn giấy xung quanh lọ và cố định bằng băng keo giấy. Kế đó, lấy lọ mứt ra và gấp phần giấy phía dưới để làm đầy phía trong, sau đó cố định bằng nhiều băng dính hơn.
Ngoài ra, khi lựa chọn các loại hạt cho bé gieo trồng, cha mẹ có thể lựa chọn các loại hạt giống nhanh nảy mầm như đậu (mất từ 8 đến 10 ngày), hoa hướng dương (thường nảy mầm từ 7 đến 10 ngày) để kích thích sự tò mò của bé hơn, thay vì sử dụng những loại hạt giống có thời gian nảy mầm lâu hơn hẳn như cà rốt.
Không những thế, trong quá trình cho đất hoặc phân bón vào chậu cây, cha mẹ nên kiểm tra thường xuyên để chắc chắn rằng đất không bị dôi lên, hạn chế sự nảy mầm của hạt giống. Cũng như nên đặt chậu cây vào các đĩa hoặc khay để bảo vệ phần giấy dưới đáy có được độ bền lâu hơn. Và khi cây đã cao khoảng 10mm, cha mẹ có thể hỗ trợ bé chuyển sang trồng dưới đất để cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Hoạt động làm chậu hoa bằng giấy ngay tại nhà là một trong những cách hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể thực hiện, giúp trẻ hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh mình. Nếu có thời gian, hè này hãy thử thực hiện cùng con bạn hoạt động thú vị này nhé.