Hoạt động STEM: Cùng ngắm sao

Cùng Ngắm Sao

Nội dung

Cùng ngắm sao là một hoạt động STEM trải nghiệm thực tế vô cùng bổ ích và thú vị dành cho trẻ. Thông qua đó, các học sinh sẽ biết cách sử dụng biểu đồ sao, sử dụng la bàn để tìm phương hướng và tìm các chòm sao. 

Hoạt động STEM Cùng ngắm sao có thể được sử dụng như một khóa học thực tế, nhằm giáo dục học sinh tìm hiểu về các chòm sao góp phần liên hệ với học toán và khoa học. Ngoài ra, chủ đề này được đưa ra để bắt đầu thảo luận về hệ mặt trời và vị trí của các hành tinh quay quanh mặt trời.

Hoạt động cùng ngắm sao trên bầu trời đêm có gì thú vị?

Giới thiệu chung về hoạt động

Đây là một trong những chủ đề, hoạt động STEM được thiết kế như một hoạt động ngoại khóa định kỳ nhằm bổ trợ cho các môn học chính như Thiết kế & công nghệ, Toán học và Khoa học. Hoạt động này dựa trên việc ngắm sao vào ban đêm và xác định các chòm sao trên bầu trời mùa hè.

Hoạt động này giới thiệu khái niệm về vũ trụ và các chòm sao, tìm ra phương hướng và xác định các chòm sao trên bầu trời đêm mùa hè. Lưu ý rằng hoạt động cần được tổ chức vào ban đêm khi các vì sao đang tỏa sáng trên bầu trời cùng Mặt Trăng, trong một đêm trời quang. Vì vậy, khóa học này đặc biệt thích hợp để thực hiện như một hoạt động bài tập về nhà hoặc trong bất kỳ hoạt động nào qua đêm như cắm trại, picnic, hoạt động ngoại khóa tham quan thiên nhiên, kỹ năng sống…

Chủ đề của hoạt động: Thiết kế & Công nghệ, Khoa học

Thời gian: 50-60 phút vào buổi tối

Kết quả đạt được sau hoạt động

  • Nhận biết và phân biệt các chòm sao
  • Xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc dựa vào La Bàn
  • Quan sát và xác định các chòm sao trên bầu trời mùa hè

Mục tiêu của hoạt động STEM: Cùng ngắm sao

Trong hoạt động này, học sinh sẽ khám phá các chòm sao quan trọng trên bầu trời, thích hợp nhất là vào mùa hè. Các giáo viên sẽ hướng dẫn các em cách sử dụng biểu đồ sao, sử dụng la bàn để tìm phương hướng và tìm các chòm sao trên bầu trời.

Hoạt động này có thể đưa vào chương trình học chính thức như một hoạt động ngoại khóa thường niên để học sinh có cơ hội tìm hiểu về các chòm sao, đồng thời góp phần cho kế hoạch giảng dạy Toán học và Khoa học. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp trẻ biết nhiều hơn về hệ mặt trời và vị trí của các hành tinh xoay quanh mặt trời.

Nguyên vật liệu cần thiết

  • Tài liệu hướng dẫn hoạt động (tải tài liệu tại đây)
  • Danh sách các chòm sao
  • La bàn
  • Bút chì
  • Cục gôm
  • Ống nhòm / kính thiên văn
Cùng ngắm sao giúp phụ huynh có thời gian bên con nhiều hơn
Cùng trẻ ngắm sao giúp các phụ huynh có thời gian bên con nhiều hơn

Hướng dẫn chi tiết hoạt động STEM: Cùng ngắm sao

Giới thiệu hoạt động (5 phút)

Giáo viên giành thời gian để giới thiệu hoạt động, khám phá bầu trời đêm mùa hè và khám phá các chòm sao bằng một bài test nho nhỏ về các chòm sao.

Dạy về các khái niệm chòm sao (10-15 phút)

Giáo viên cho học sinh thảo luận về các chòm sao, giải thích khái niệm chòm sao là gì và các chòm sao chính có thể nhìn thấy trên bầu trời vào mùa hè. Giáo viên có thể cho trẻ tham khảo biểu đồ bầu trời đêm.

Đây là một hoạt động ngoài trời vào ban đêm nên học sinh cần phải mặc quần áo giữ ấm và lựa chọn một khu vực an toàn thông qua sự kiểm soát của phụ huynh hoặc người hướng dẫn.

Thực hiện Hoạt động (Sau khi trời tối, 25 phút)

Học sinh thực hiện hoạt động ngắm sao khi trời tối tại nhà.

Bước 1 – Chọn một đêm quang đãng, Mặt trăng không quá sáng, tốt nhất là vào đêm trăng lưỡi liềm. Nếu có thể, hãy chọn khu vực tránh xa đèn đường hay trung tâm thành phố vì ánh sáng đèn điện khiến chúng ta khó có thể ngắm sao. Sẽ mất khoảng 20 phút để mắt trẻ có thể thích nghi với bóng tối. Sau đó, sử dụng la bàn để xác định hướng xem phù hợp.

Bước 2 – Tìm hướng Bắc và nhìn lên bầu trời để tìm Chòm sao Đại Hùng và Chòm sao Lạp Hộ (Sao Lưỡi Cày).

Bước 3 – Khám phá bầu trời ở phía Đông, Nam và Tây. Học sinh sẽ đánh dấu vào từng chòm sao khi tìm thấy chúng trên bầu trời.

Thảo luận (ngày hôm sau, 10-15 phút)

Học sinh sẽ bắt đầu chia sẻ trải nghiệm của mình sau đêm ngắm sao. Trẻ đã nhìn thấy bao nhiêu chòm sao? Ngôi sao nào rõ nhất và sáng nhất? Trẻ thích ngôi sao nào nhất?

Lưu ý cho giáo viên phụ trách

  • Giáo viên có thể trình bày và hướng dẫn cách xác định phương hướng bằng la bàn cho trẻ. Bắt đầu nhìn về phía Bắc để tìm Chòm sao Đại Hùng và Chòm sao Lạp Hộ (Sao Lưỡi Cày). Sử dụng la bàn thực tế hoặc ứng dụng la bàn trên điện thoại thông minh đều được.
  • Nếu có thời gian, một cách khác để xem các chòm sao là sử dụng các chòm sao hình tròn trên bảng hoạt động. Cắt từng ngôi sao ra và chọc một lỗ ở vị trí mỗi ngôi sao bằng bút chì nhọn và cục tẩy đằng sau nó. Sau đó, đặt vào đầu của một ngọn đuốc, với màu đen hướng về ngọn đuốc. Thực hiện trong một căn phòng tối và chòm sao sẽ được phóng chiếu xuất hiện trên tường. Cách tiếp cận này đặc biệt hữu ích và kích thích hứng thú cho trẻ.
Biểu đồ sao
Giáo viên nên chuẩn bị Biểu đồ sao cho học sinh

Các hoạt động liên quan mà giáo viên có thể tham khảo để xây dựng hoạt động tốt hơn như:

  • Tìm hiểu giới thiệu các chòm sao qua

YouTube: Crash Course Kids: The Zodiac Constellations

YouTube: Crash Course Kids: Constellation Location

  • Đưa ra một ví dụ về biểu đồ sao đêm.
  • Học sinh sử dụng internet để nghiên cứu các chòm sao riêng lẻ và tìm ra tên của chúng từ đâu. Xem YouTube: Cách tìm Chòm sao Mùa hè (3600)

Thông qua chủ đề hoạt động STEM Cùng ngắm sao này, hi vọng rằng các học sinh sẽ có những giây phút trải nghiệm thú vị, có thể học thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa và khám quá ra nhiều điều hơn với các chòm sao trên bầu trời đêm.