Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
Mạch điện đơn giản

Mạch điện đơn giản

Nội dung

Mạch điện đơn giản là một hoạt động được xây dựng để hỗ trợ các môn học liên quan đến Thiết kế và Công nghệ, Khoa học, giúp trẻ hiểu rõ hơn về cấu tạo của công tắc điện, mạch điện hoàn chỉnh cần có dòng điện chạy qua và có thể nắm được cách hoàn thành một mạch điện đơn giản.

Giới thiệu chung về hoạt động

Hoạt động Mạch điện đơn giản được xây dựng với mục đích bổ trợ các kiến thức liên quan đến các môn học trong bộ môn Thiết kế và Công nghệ và khoa học, giúp trẻ nắm rõ hơn những kiến thức liên quan về mạch điện cũng như cách hoàn thành một mạch điện đơn giản.

Mạch điện là một nhóm các linh kiện được lắp đặt và kết nối với nhau thông qua dây dẫn (loại dây thường được làm từ kim loại đồng, có khả năng dẫn điện tốt và bọc một lớp nhựa cách điện nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng điện giật). 

Đặc tính của mạch điện là liên tục với mục đích cho phép dòng điện chạy qua các thành phần và quay trở lại nguồn một cách luân phiên, lấy ví dụ như cách thức hoạt động của pin chẳng hạn.

Lúc này, các thiết bị chuyển mạch sẽ tạo ra một khoảng trống trong mạch điện nhằm ngăn dòng điện chạy nếu bị hở. Các thành phần trong một mạch điện bao gồm dòng điện, động cơ và bộ rung tác động đến các mạch tích hợp có thể lập trình được.

Mạch điện đơn giản là hoạt động thường được vận dụng như một hoạt động độc lập để giới thiệu các mạch trong cách trình bày và thực hiện dự án nào đó, chẳng hạn như làm chuông cửa, hoặc có thể ứng dụng như một hoạt động mở rộng, chẳng hạn như thêm một động cơ vào hoạt động ‘ô tô tông’.

Mục tiêu của hoạt động Mạch điện đơn giản

Trong hoạt động này, trẻ sẽ được thực hành lắp ráp một mạch điện đơn giản. Điều này sẽ giúp cho trẻ bổ sung và củng cố các kiến thức liên quan đến cách thức hoạt động của các mạch điện thông thường.

Vật dụng cần chuẩn bị cho hoạt động Mạch điện đơn giản

Mạch điện đơn giản

Trong hoạt động này, giáo viên cần chuẩn bị các vật dụng bao gồm:

  • Máy chiếu / bảng trắng
  • 2 pin AA
  • Động cơ điện (động cơ DC 3V 13100 Rpm)
  • 3 sợi dây với chiều dài mỗi sợi từ 100 – 150mm (chỉ cần chuẩn bị một sợi duy nhất nếu giá đỡ pin có dây kèm theo)
  • 2 chốt kẹp kim loại hoặc 1 kẹp giấy
  • Công tắc
  • Băng dính thường hoặc băng dính cách điện

Hướng dẫn thực hiện hoạt động Mạch điện đơn giản

Mạch điện đơn giản

Bước 1: Giáo viên giới thiệu và đưa ra các ví dụ liên quan đến mạch điện cũng như hướng dẫn trẻ cách chuẩn bị và nối dây.

Bước 2: Cho trẻ tự lựa chọn các vật dụng cần thiết và bắt đầu thực hành.

Các bước nối dây bao gồm:

Bước 1: Cắt dây theo độ dài cần thiết.

Bước 2: Sử dụng các loại dụng cụ dùng để tuốt dây, sau đó loại bỏ 10mm lớp phủ nhựa ở phía cuối sợi dây.

Bước 3: Xoắn các giá đỡ tiếp xúc của dây để nối chúng lại với nhau.

Để nối các sợi dây đã cắt, giáo viên có thể chỉ trẻ xoắn các sợi lộ ra với nhau và sau đó dùng băng dính quấn quanh mối nối. Tương tự vậy, để gắn dây vào linh kiện, trẻ có thể quấn dây xung quanh linh kiện đó, sau đó xoắn qua và quấn băng dính lên trên là hoàn thành.

Các bước làm công tắc kẹp giấy:

Bước 1: Đẩy hai chốt kim loại qua một miếng thẻ.

Bước 2: Quấn dây quanh mặt sau của từng chốt.

Bước 3: Trượt kẹp giấy xuống phía dưới một trong các chốt ở phía trên.

Bước 4: Di chuyển kẹp giấy theo vòng tròn để nó chạm vào đầu dây buộc còn lại là hoàn thành.

Sau khi trẻ đã hoàn thành xong các thao tác thực hành, giáo viên có thể cho trẻ trình bày các mạch đã sản xuất, sau đó đưa ra những góp ý và cải tiến (nếu có).

Lưu ý khi thực hiện hoạt động Mạch điện đơn giản

Mạch điện đơn giản
  • Khi giới thiệu cho trẻ ví dụ về mạch điện và cách lắp ráp mạch, giáo viên có thể đưa ra thêm các hình ảnh minh họa cho trẻ dễ hình dung hơn. Đồng thời trong suốt quá trình hướng dẫn, giáo viên nên hướng dẫn một cách chi tiết và cẩn thận từng bước để trẻ nắm rõ hơn các thao tác chuẩn bị thực hành.
  • Trong quá trình chuẩn bị các vật dụng liên quan đến hoạt động, nếu giáo viên sử dụng các loại động cơ thay thế thì có thể sử dụng pin cũng được. Ví dụ như động cơ 4,5V cần 3 pin AA hoặc có thể linh động với các loại pin khác như pin PP3 hoặc các loại pin nhanh.
  • Về phần công tắc, nếu như trẻ đã thực hành hoạt động ‘Công tắc đơn giản’, giáo viên có thể sử dụng lại các công tắc đó thay vì phải mua thêm những chiếc mới để phục vụ cho hoạt động lần này.
  • Bạn có thắc mắc vì sao lại sử dụng băng dính trong hoạt động này không? Đơn giản bởi vì băng dính có chức năng cách điện các mối nối cũng như chống đoản mạch nên thường được sử dụng trong việc lắp ráp các mạch điện thông thường.
  • Trong suốt quá trình thực hành, đối với các bước để hoàn thiện công tắc kẹp giấy, giáo viên có thể cho trẻ sử dụng các dụng cụ đục lỗ giúp giảm thiểu tình trạng bị rách hoặc hỏng có thể xảy ra. Hoặc không, có thể hướng dẫn trẻ dùng bút chì có đầu nhọn để đâm qua tấm thẻ cũng được.

Mạch điện đơn giản là một hoạt động thú vị giúp trẻ nắm rõ cách thức hoạt động cũng như làm thế nào để lắp ráp một mạch điện đơn giản. Nếu có thời gian, bạn có thể cho trẻ thử thực hành hoạt động đặc biệt này nhé.