Phép trừ với những chiếc răng sún là một hoạt động nhỏ dễ thương dạy cho trẻ em làm quen với phép tính trừ đơn giản. Hãy cùng nhau tìm hiểu sự thú vị của hoạt động STEM Math này nhé!
Đối với những trẻ đang ở lứa tuổi mầm non, việc sáng tạo trong cách truyền đạt luôn là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để trẻ em có thể tiếp thu lượng kiến thức một cách tự nhiên. Hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún không những phát triển kỹ năng toán học mà còn tập trung kỹ năng thiết kế của trẻ nữa đấy!
Chuẩn bị cho hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún
Những gì mà bạn cần chuẩn bị cho trẻ:
- Giấy bìa
- Bút lông đen
- Mẫu vẽ
- Xúc xắc
Cùng nhau bắt đầu hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún
Trong hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún, chúng ta sẽ bắt đầu với hình ảnh một đứa trẻ có mười chiếc răng. Sau đó, bạn hãy hướng dẫn trẻ lăn một con xúc xắc để xem đứa trẻ sẽ mất bao nhiêu chiếc răng. Tiếp theo, trẻ sẽ đếm xem mình đã bôi đen bao nhiêu răng, hình vẽ đã mất bao nhiêu cái răng, và viết phép tính.
Hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún này sẽ tốt hơn cho những trẻ gặp khó khăn trong việc học phép trừ so với những trẻ giỏi tính toán. Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, hãy cho trẻ bắt đầu với số lượng nhỏ nhất và đơn giản nhất như số 10 chẳng hạn.
Ngược lại, hoạt động Phép trừ với những chiếc răng sún này sẽ khiến những đứa trẻ ở độ tuổi lớn hơn cảm thấy nhàm chán một chút. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này, bạn hãy quyết định vẽ một số bức tranh về những đứa trẻ không có răng, và để chúng vừa vẽ răng vừa bôi đen chúng. Điều này cho phép mở rộng các phép tính nhiều hơn và giáo viên tự do hơn để thử thách những đứa trẻ học nhanh hơn một chút.
Nhận thức được tầm quan trọng của toán tư duy, các bậc phụ huynh bắt đầu tìm những phương pháp toán tư duy hiệu quả để dạy cho con em mình. Tuy nhiên, đa phần các bậc phụ huynh thường có xu hướng tìm lớp học thay vì tự dạy ở nhà. Bởi cha mẹ luôn mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập và phát triển cùng các bạn đồng trang lứa.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thích thú khám phá, học hỏi, bắt chước. Chúng học những điều này thông qua tiếp xúc với môi trường và các trò chơi. Nếu toán tư duy tạo được sự yêu thích từ trẻ, trẻ sẽ rất nhanh chóng học hỏi được những ưu điểm, kỹ năng của môn này.
Trí thông minh, khả năng tư duy nhanh nhẹn của trẻ là yếu tố bẩm sinh. Tuy nhiên, chúng lại ở dạng tiềm ẩn. Để trẻ thực sự thông minh, học giỏi rất cần sự giáo dục và rèn luyện đúng. Do đó, giúp trẻ có cơ hội làm quen sớm với việc vận động trí não chính là “đánh thức” trí thông minh bẩm sinh.
Khi trẻ còn nhỏ, trẻ không tự định hình một việc khó hay dễ. Trẻ thấy thích thì sẽ dễ. Thấy không hào hứng thì cho là khó. Vì thế, nếu phụ huynh biết chọn những bài toán tư duy thú vị thì trẻ sẽ thấy học toán thật dễ dàng.