Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
Tái chế tại nhà

Tái chế tại nhà

Nội dung

Để giúp trẻ có thể hiểu rõ hơn về Ngày Trái Đất diễn ra vào ngày 22 tháng 4 hằng năm cũng như nắm rõ việc tái chế là gì và đâu là các vật liệu có thể mang đi tái chế, các bậc cha mẹ có thể xây dựng các hoạt động tái chế tại nhà cho trẻ nhỏ ngay với những bước hướng dẫn dưới đây.

Khái niệm Tái chế

Tái chế là quá trình làm cho những vật liệu đã qua sử dụng như rác thải, phế liệu trở thành những sản phẩm mới có ích cho con người. Đây được xem là một trong những cách giúp hạn chế rác thải, tiết kiệm một lượng lớn vật liệu đồng thời giảm thải lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Hoặc nói theo một cách dễ hiểu hơn, tái chế chính là hoạt động dạy cho trẻ cách thu gom và phân chia các loại giấy vụn, lon nhôm và các sản phẩm làm từ nhựa, biến chúng trở thành các vật liệu ‘mới’ hơn mà thôi.

Mục tiêu của hoạt động Tái chế tại nhà

Hoạt động tái chế tại nhà được phát triển với mục đích giúp cho trẻ hiểu rõ hơn về tái chế, đồng thời giới thiệu cho trẻ các loại vật liệu khác nhau, để trẻ biết rõ hơn về đặc tính và sự khác nhau giữa chúng.

Quan trọng hơn hẳn, hoạt động tái chế được thực hiện là một phần trong chuỗi hoạt động liên quan đến chủ đề Ngày Trái đất, điều này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thể dạy cho trẻ tác động của rác, phế liệu đối với môi trường sống là gì, và chúng ta có thể tái sử dụng chúng để tạo ra nguồn vật liệu cũng như năng lượng mới ra sao.

Nguyên vật liệu cần thiết

Với hoạt động Tái chế tại nhà, chúng ta cần chuẩn bị những thứ sau đây:

  • 3 thùng các tông
  • Giấy, bút chì / bút màu
  • Kéo
  • Keo dán

Hướng dẫn hoạt động Tái chế tại nhà

Việc tái chế tại nhà thực ra có thể thực hiện một cách cực kỳ đơn giản. Các bậc phụ huynh chỉ cần chuẩn bị các thùng tái chế thay cho thùng rác thông thường, dán tấm bảng có ghi tên các vật liệu của từng thùng và thực hiện các bước sau là được.

Tái chế tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị hộp tái chế

Trong bước này, các bậc cha mẹ có thể tìm 3 loại hộp các tông hoặc hộp nhựa ở bất kì đâu đều được cả.

Bước 2: Tái chế các hộp các tông

Ở bước này, các bậc cha mẹ có thể gấp 3 cạnh của hộp sao cho giữ phần mặt trước ngắn hơn hướng ra phía ngoài.

Bước 3: Tái chế các tờ bảng tên dán lên các thùng các tông

Trong bước này, các cha mẹ có thể phân chia các thùng thành 3 hộp đựng các vật liệu riêng biệt bằng cách vẽ các bảng tên có chữ ‘nhựa’, ‘kim loại’ và ‘giấy vụn’, đơn giản đúng không nào?

Bước 4: Dán các bảng tên phân loại lên thùng

Ở bước này, phụ huynh có thể dán các bảng tên đã được viết hoặc vẽ các loại vật liệu khác nhau lên mặt trước của thùng để trẻ có thể phân biệt được nên bỏ món nào vào thùng nào là hợp lý.

Bước 5: Phân chia rác vào các thùng

Đến bước này, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách phân biệt các vật dụng làm từ vật liệu gì và chỉ cho trẻ nên bỏ rác vào thùng như thế nào là phù hợp. Hãy dạy trẻ rằng bỏ các loại rác giấy vô thùng có nhãn ‘giấy’, trong khi đặt các loại lon nhựa vào thùng có dán nhãn ‘kim loại’ và bỏ chai nhựa vào các thùng có dán bảng tên ‘nhựa’.

Bước 6: Mang các thùng rác đầy đổ đi

Khi các thùng giấy đã đầy, các bậc cha mẹ có thể để trẻ tự mang các thùng này đi đến các chỗ chuyên tái chế tại địa phương. Hoặc nếu không yên tâm, cha mẹ có thể hỗ trợ hoặc đi cùng trẻ nhé.

Tái chế tại nhà

Tái chế là một hoạt động tương đối đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho trẻ ngay tại nhà để giúp trẻ có thể hiểu rõ hơn quy trình hoạt động này cũng như tầm quan trọng của việc tái chế đối với bảo vệ môi trường là gì. Nếu muốn xây dựng hoạt động tái chế cho trẻ ngay tại nhà một cách đơn giản nhất, đừng bỏ qua bài viết này nhé.