Tạo ra các hoạt động vui chơi mang tính ứng dụng cao là một trong những mấu chốt giúp các em học sinh tập trung và hứng thú hơn trong bài giảng Toán học. Cùng đến với hoạt động Tự tạo hình khối thú vị để thử tài khéo léo của bé và học về các khối hình 3 chiều nhé.
Tải về:
Đối với các thầy cô giảng dạy ở cấp bậc tiểu học, việc đưa ra các trò chơi ứng dụng phù hợp với từng bài học đã quá đỗi quen thuộc để giúp các bé tiến bộ và phát triển tư duy rõ ràng hơn. Thực tế, toán học là môn học đòi hỏi khả năng suy luận cao và kích thích bán cầu não trái các bé hoạt động tối ưu nhất. Song, làm thế nào để môn Toán không còn “khó nuốt” và thú vị hơn lại là thử thách không nhỏ với các thầy cô.


Vốn dĩ, môn toán hình học là nỗi ám ảnh của rất nhiều học sinh ở bậc trung học khi các em phải tiếp xúc chúng dưới dạng nâng cao bao gồm hình học không gian, hình học phức tạp trên mặt cắt. Điều này khiến sự yêu thích môn Toán trở nên giảm đáng kể và khiến các con luôn gặp khó khăn khi tiếp cận chúng,
Mục tiêu của hoạt động Tự tạo hình khối
Tự tạo hình khối là một trong những trò chơi phổ biến, hỗ trợ giáo viên trong việc đa dạng hóa các chủ đề bài giảng về hình học trở nên thân thuộc và sinh động hơn. Trò chơi này được thiết kế giúp các em học sinh tập trung và tạo nên các hình dạng 3D, 2D thông qua việc đếm số cạnh, đỉnh và mặt trên mỗi hình dạng.
Hiểu trò chơi tự tạo hình khối sẽ giúp các em hình dung và hiểu sâu hơn về không gian cũng như các hình khối xung quanh cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, ứng dụng hình khối sẽ hỗ trợ các bé biết được tính năng, bản chất của chúng trong thực tiễn. Điều này hoàn toàn có lợi trong việc nâng cao kiến thức về hình dạng 3D cũng như thuộc tính của chúng.
Hơn hết, có thể tự tạo hình khối 3D sẽ giúp bé thỏa sức sáng tạo theo như những gì các con hình dung. Bên cạnh đó, tiếp cận hình khối sớm cũng là điều kiện giúp các bé giỏi hơn ở môn toán hình học không gian sau này bởi tính ứng dụng khoa học cao và kích thích khả năng liên tưởng dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện Tự tạo hình khối
Trước khi bắt đầu hoạt động tự tạo hình khối, giáo viên hãy giải thích cho các bé các bước tiến hành cắt hình 2D và biến chúng trở thành các hình khối 3D trong không gian đầy thú vị.
Một số hình dạng cơ bản có thể tham khảo và hướng dẫn các bé
Tạo hình hộp vuông
- Với hình khối này, trước tiên thầy cô sẽ cho các bé vẽ các cạnh cũng như nếp gấp của hình khối trên giấy bìa cứng sao cho các cạnh của hình vuông là bằng nhau.
- Sau khi hoàn thành việc vẽ các đường cắt trên giấy, các em sẽ cắt chúng sao cho chuẩn xác nhất.
- Tiếp theo, thầy cô sẽ hướng dẫn các em dán keo ở các phần nếp gấp đã cắt và bắt đầu dán các nếp gấp ấy lại để tạo hình hoàn chỉnh.


Tạo hình kim tự tháp
- Tương tự như hình hộp vuông, thầy cô sẽ hướng dẫn các em cắt một hình tam giác lớn bao gồm 04 hình tam giác nhỏ bên trong. Các hình tam giác sẽ có độ dài cạnh bằng nhau, kèm theo đó là các đường gấp như ảnh minh họa.
- Các em cũng sẽ tiến hành thao tác dán các nếp gấp xung quanh hình tam giác lại để tạo nên hình kim tự tháp như yêu cầu của thầy cô.


Hình trụ
Ở hình khối này, các em sẽ tiếp cận với đường cắt cong để tạo nên hình tròn trên giấy bìa cứng như ảnh minh họa. Thầy cô sẽ hướng dẫn các con cuộn tròn hình chữ nhật và dán các nếp gấp để tạo nên hình trụ tròn hoàn chỉnh.


Hình bát diện đều
- Đây sẽ là hình học nâng cao để thầy cô thử thách sự khéo léo và tư duy của các em trong phần cuối của hoạt động.
- Tương tự như các hình khối trên, các bé sẽ vẽ các hình tam giác giống với ảnh minh họa mà thầy cô cung cấp.
- Sau bước này, các bé sẽ tiến hành tương tự phần cắt và dán các nếp gấp lại để tạo nên hình khối bát diện đều.


Để làm cho bài học thêm phần sinh động, thầy cô có thể tổ chức cho các bé tô màu và trang trí hình khối 3D của mình theo sở thích. Sau đó, giáo viên khuyến khích các con thuyết trình và mô tả hình khối mà các con vừa tạo. Đây cũng là cách giúp các bé thêm phần tự tin và sáng tạo ở hoạt động tự tạo hình khối này.
Trước khi kết thúc hoạt động, thầy cô hãy cung cấp cho các bé phiếu xác định số cạnh, đỉnh và mặt trên mỗi hình khối mà các con đã tạo như ảnh minh họa dưới đây.


Các bé sẽ đếm số cạnh, đỉnh và mặt trên mỗi hình dạng đã tạo ra và viết kết quả của vào tờ thông tin. Sau đó, thầy cô sẽ giải thích ý nghĩa của các cạnh, đỉnh và mặt, chỉ ra chúng trên các hình 3D mà học sinh tạo thành.
Các thầy cô có thể mở rộng hoạt động cho các bé thông qua các hình khối phức tạp và đòi hỏi tư duy nhiều hơn như hình tứ diện đều, hình bát giác đều, lăng trụ đều,… Việc kết hợp hoạt động tự tạo hình khối vào bài giảng sẽ giúp các bé cảm thấy yêu thích môn toán hơn. Đồng thời, đây cũng là cách nâng cao kỹ năng làm việc đôc lập và tư duy sáng tạo của các bé ở độ tuổi từ 5-10.
Tự tạo hình khối là hoạt động thiết thực và bổ ích, được đưa vào rất nhiều chương trình dạy học quốc tế mà thầy cô có thể tham khảo và hướng dẫn cho các em. Không những hỗ trợ phát triển kiến thức về các hình dạng 3D của hình học mà còn giúp sơ đồ tư duy của các con được khám phá thêm nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống thường ngày.