Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Nội dung

Là hoạt động được thiết kế để hỗ trợ các bài liên quan đến các môn học như Thiết kế và Công nghệ, Khoa học, Tự tạo mê cung với chai và nam châm sẽ giúp trẻ lý giải vì sao các vật liệu đều có từ tính và cách tạo một mê cung với chai và nam châm thông thường.

Giới thiệu về hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Là một trong những bộ tài liệu được phát triển với mục đích hỗ trợ chương trình tiểu học, Tạo tạo mê cung với chai và nam châm là hoạt động được thiết kế nhằm mở ra những chủ đề giảng dạy mới trong hai bộ môn là Khoa học cũng như Thiết kế và Công nghệ. Trong hoạt động này, giáo viên sẽ tập trung vào việc cung cấp các kiến thức cho trẻ liên quan đến vật liệu từ tính thông qua việc xây dựng một mê cung. 

Thông thường, nam châm có thể được sử dụng để hút các vật liệu mang từ tính khác, khiến chúng trở nên hữu ích khi ứng dụng trong các sản phẩm, chẳng hạn như các món đồ chơi hoặc trò chơi. Sau hoạt động này, có thể trẻ sẽ đủ khả năng xây dựng một trò chơi mê cung với chai và nam châm đó, cùng thử xem nha.

Mục tiêu của hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Trong suốt hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm, trẻ sẽ được thực hành vẽ bố cục mê cung trên chai nhựa, sau đó sử dụng nam châm để dẫn hướng cho các vật thể, chẳng hạn như đồng xu chạy xung quanh mê cung. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được cách nam châm hút các loại vật liệu nhất định, đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức vào trường hợp thực tế nào sau này.

Hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm được sử dụng như một hoạt động độc lập hoặc trong các hoạt động mở rộng liên quan đến nam châm và từ tính. 

Vật dụng cho hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Trước khi cho trẻ thực hành hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm, giáo viên cần chuẩn bị các vật dụng như sau:

  • Các mẫu làm sẵn
  • Nam châm
  • Đồng xu 1p
  • Chai nhựa
  • Kẹp giấy (dành cho hoạt động mở rộng)
  • Vòng bi (dành cho hoạt động mở rộng)
  • Đồng tiền nhựa (dành cho hoạt động mở rộng)
  • Các mảnh gỗ nhỏ (dành cho hoạt động mở rộng)
  • Bút đánh dấu nhiều màu khác nhau
  • Đồng hồ bấm giờ (dành cho hoạt động mở rộng)

Hướng dẫn thực hành hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Tự tạo mê cung với chai và nam châm

Bước 1: Giới thiệu về hoạt động

Ở bước này, giáo viên sẽ giải thích cho trẻ về hoạt động bao gồm việc tạo ra một mê cung và trẻ có thể di chuyển đồng xu quanh mê cung bằng một cục nam châm cũng như giới thiệu cho trẻ các vật dụng và tài liệu được sử dụng trong hoạt động.

Bước 2: Giới thiệu các vật liệu từ tính

Trong bước này, giáo viên sẽ đưa ra những mẫu mê cung đã được làm sẵn và giải thích cho trẻ các khái niệm như sau:

  • Nam châm có thể dính vào một số kim loại nhất định chứ không phải tất cả kim loại đều có thể
  • Các vật liệu từ tính bao gồm sắt, niken và những kim loại có chứa chúng, bao gồm một số loại thép. 
  • Từ đó giải thích đồng xu 1p được làm từ thép mạ đồng cũng như nam châm không dính vào các đồ nhựa, chẳng hạn như chai nước.

Bước 3: Tạo mê cung từ tính với chai nhựa và nam châm

Sau khi đã giới thiệu một loạt về các khái niệm cũng như hoạt động, giáo viên sẽ bắt đầu cho trẻ thực hành với các bước như sau:

  • Dùng bút dạ đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc của mê cung trên chai.
  • Vẽ bố cục mê cung hoặc làm các đường liên kết nối điểm xuất phát và điểm kết thúc lại, có thể sử dụng nhiều bút màu khác nhau để trông bắt mắt hơn.

Lưu ý rằng diện tích của mê cung phải được vẽ rộng hơn bán kính của đồng xu 1p một tí. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ sử dụng tất cả các mặt của chai (tức là đi xung quanh chai chứ không chỉ đi trên vỏn vẹn một mặt) và cho trẻ suy nghĩ xem nên hoàn thành trò chơi của mình như thế nào.

Bước 4: Kiểm tra mê cung

Trong bước này, hãy để trẻ đặt đồng xu vào chai ở điểm bắt đầu và đặt nam châm ở bên ngoài (cũng tại điểm bắt đầu) và để nam châm hút đồng xu di chuyển. Trẻ có thể sử dụng nam châm để dẫn đồng xu đi dọc theo mê cung để hoàn thành.

Hoạt động mở rộng 

Nếu muốn mở rộng hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm, giáo viên có thể thay thế đồng xu bằng một viên bi nhỏ, một chiếc kẹp giấy, đồng xu nhựa và một mảnh gỗ nhỏ. Sau đó hãy liệt kê những cái nào hoạt động tốt và cái nào không và bắt đầu giải thích cho trẻ vì sao điều này xảy ra.

Trong phần hoạt động mở rộng này, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ vẽ các bố cục mê cung khác nhau, đồng thời sử dụng các chai có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để tạo ra một loạt những mê cung với hình thù khác nhau.

Sau đó, trong lúc trẻ tiến hành dẫn đồng xu bằng nam châm, giáo viên có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ để ghi lại thời gian mỗi bạn cần để hoàn thành mê cung của mình và đem kết quả ra đối chiếu, so sánh.

Lưu ý khi thực hành hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm

  • Giáo viên có thể cho trẻ tự hoàn thành hoạt động này hoặc chia trẻ thành các nhóm nhỏ để cùng nhau thực hành đều được cả, tùy theo số lượng thiết bị có sẵn.
  • Khi giới thiệu cho trẻ các vật liệu từ tính và phi từ tính, giáo viên có thể chỉ ra rằng đồng xu 1p được làm từ thép mạ vàng, nghĩa là thép được phủ một lớp đồng mỏng. Bởi thế nên đồng xu là vật từ tính bởi trong thép có chứa sắt.
  • Đối với hoạt động mở rộng, bởi vì vòng bi và kẹp giấy được làm từ thép nên sẽ chứa sắt và sẽ có hiệu quả khi sử dụng nam châm hút. Mặc khác, nhựa và gỗ không có từ tính nên sẽ không có điều gì thay đổi. Để minh họa, giáo viên có thể sử dụng bất kỳ miếng nhựa hoặc miếng gỗ nhỏ nào.
  • Trong quá trình tạo mê cung, trước khi cho trẻ thực hành, giáo viên phải đảm bảo được là các chai nhựa đều đã được rửa sạch sẽ và tất cả các phần của chai như nhãn dán tên thương hiệu, nắp chai phải được xé ra. Có thể sử dụng bút đánh dấu nhiều màu nhằm tạo sự thú vị và bắt mắt hơn đối với trẻ. Và giáo viên cũng có thể hướng dẫn trẻ đánh dấu điểm cuối của mê cung ở ngay khu vực đỉnh chai nếu muốn.
  • Khi bước vào hoạt động thảo luận, giáo viên có thể cho trẻ thảo luận về việc cách lực từ có thể tác động đến vật nào đó ở trong khoảng cách xa. Đồng thời cũng có thể đặt ra các vấn đề liên quan đến bền vững – chẳng hạn như tái sử dụng chai nhựa nhằm tiết kiệm rác thải nhựa và chỉ ra rằng điều này có lợi đối với môi trường sống xung quanh trẻ ra sao.
  • Hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm nằm trong các chủ đề xoay quanh hai bộ môn Thiết kế và Công nghệ cũng như Khoa học không chỉ hướng trẻ cách phân biệt các vật dụng từ tính, phi từ tính, cách nam châm tác động lên các vật mà còn mở rộng ra những vấn đề thảo luận liên quan đến môi trường, từ đó chỉ ra cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình thông qua việc tái chế các rác thải làm từ nhựa.

Hy vọng hoạt động Tự tạo mê cung với chai và nam châm này sẽ giúp trẻ có nhận thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường cũng như có được kiến thức nhất định về nam châm cũng như cách phân biệt các vật dụng từ tính và phi từ tính.