Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
Tính tuổi của cây

Tuổi của cây

Nội dung

Là một trong những bộ tài liệu phổ biến nhất, được phát triển nhằm hỗ trợ việc giảng dạy chương trình tiểu học ở nhiều quốc gia, hoạt động tính tuổi của cây sẽ giúp trẻ vận dụng linh hoạt các kiến thức toán học và khoa học vào môi trường tự nhiên.

Giới thiệu chung về hoạt động Tuổi của cây

Với hoạt động Tính tuổi của cây, trẻ có thể sử dụng kiến ​​thức toán học và khoa học của mình để hiểu rõ hơn về cây cối cũng như môi trường tự nhiên xung quanh trẻ. 

Hoạt động này sẽ tập trung vào việc đo chu vi của một thân cây và trẻ sẽ sử dụng thông tin đo được và vận dụng kỹ năng số để tính tuổi của cây theo năm. Sau đó, các em sẽ lặp lại điều này cho các loại cây khác và thảo luận về kết quả của mình với cả lớp.

Mục tiêu của hoạt động Tính tuổi của cây

Hoạt động này có thể được sử dụng như một bài học chính trên lớp của giáo viên để dạy trẻ cách thu thập dữ liệu thông qua việc đo lường và sử dụng các kỹ năng số trong bối cảnh thực tế. 

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng hoạt động tính tuổi của cây như một trong số các hoạt động của một kế hoạch học tập mở rộng hơn, tập trung vào việc sử dụng toán học và khoa học để hiểu môi trường tự nhiên.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động Tuổi của cây

Trước khi cho trẻ bắt đầu thực hiện hoạt động, giáo viên cần dành 15 đến 20 phút để giới thiệu tổng quát về hoạt động và cho trẻ đi ra ngoài lớp học để đo chu vi của một cái cây nhằm tính tuổi của nó. 

Trước khi tiến hành đo thân cây, giáo viên nên kiểm tra qua bài thuyết trình giải thích của trẻ về cách thực hiện. Sau đó cho trẻ thu thập các bìa kẹp hồ sơ, mặc áo khoác vào, chuẩn bị ra ngoài lớp học đo thân cây.

Tuổi của cây

Khi trẻ đi ra ngoài, giáo viên cho mỗi người xác định một cái cây mà trẻ sẽ đo. Sau khi đã xác định xong loại cây sẽ đo, giáo viên bắt đầu hướng dẫn cách đo chu vi của cây bằng thước dây như sau:

  • Đặt phần cuối của thước đo (0 mm) ở ngay gốc cây.
  • Đo thước hướng lên trên để tìm điểm mà thân cây cao khoảng 1500 mm.
  • Tại điểm mà thân cây cao khoảng 1500mm, đặt đầu của thước đo (0mm) vào bất kỳ điểm nào trên thân cây.
  • Quấn thước dây quanh thân cây, rồi giữ thước cố định phần cuối thước dây.
  • Tại điểm giao nhau của thước dây sau khi quấn quanh thân cây, trẻ đọc số đo bằng mm. Và đây chính là chu vi của cái cây.
  • Cho trẻ viết kết quả đo được vào vở, để bắt đầu tính tuổi của cây. 

Sau đó, giáo viên sẽ giải thích và tóm tắt lại cách tính tuổi của cây cho trẻ theo công thức sau: Tuổi cây (tính bằng năm) = Chu vi (tính bằng mm) chia cho số 25 (Ví dụ: một cây có chu vi 500mm thì tuổi của cây sẽ là 500/25 = 20 năm).

Sau khi ra kết quả, trẻ ghi lại tuổi của cây và thảo luận kết quả này với cả lớp theo các câu hỏi sau: 

  1. Cây này đang ở độ tuổi già hay non? 
  2. Điều này cho chúng ta biết gì về môi trường sinh sống của cây?
  3. Thảo luận về tầm quan trọng của cây xanh đối với môi trường tự nhiên.

Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động

Tuổi của cây
  • Giáo viên có thể cho trẻ thực hiện hoạt động này theo cá nhân hoặc theo từng nhóm nhỏ.
  • Để hoạt động được diễn ra tốt nhất, việc thực hiện các phép đo có thể được tiến hành theo nhóm hai người hoặc nhóm ba người. Để một người giữ đầu cuộn dây ở vị trí nhất định, người kia cầm thước dây quấn quanh thân cây và ghi lại kết quả, hoặc người thứ ba sẽ ghi lại phép đo này. 

Kết quả thu được từ hoạt động tính tuổi của cây

  • Trẻ có thể áp dụng những quy trình học được từ hoạt động này vào lĩnh vực toán học như đo những vật thể hình trụ và thực hiện các phép tính. Hay từ số đo chu vi đã được cung cấp, trẻ có thể tính tuổi của nhiều loại cây khác nhau và tính giá trị trung bình của các tập dữ liệu.
  • Qua hoạt động này, trẻ cũng có thể học được cách chuyển các giá trị đo bằng mm sang cm và m.
  • Trẻ biết cách xác định các bộ phận chính của cây và giải thích chức năng của từng bộ phận.
  • Giáo viên cũng có thể mở rộng vấn đề cho trẻ bằng cách cho chúng thảo luận về cách các kỹ thuật toán học có thể được sử dụng để tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên. Và so sánh tuổi của các loại cây khác nhau đã được đo trong một lớp.
  • Trẻ sẽ nắm vững được các khái niệm cơ bản, chẳng hạn như đo lường và giải thích các phép đo, sử dụng kiến ​​thức và kĩ năng toán học thường xuyên hơn. 

Có thể thấy tính tuổi của cây là một hoạt động học tập, thực hành vô cùng thú vị và hữu ích đối với trẻ. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động thực tiễn ngoài trời, mà trẻ còn học được những kiến thức về lĩnh vực toán học và khoa học để vận dụng trực tiếp vào môi trường tự nhiên xung quanh trẻ.