Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43

Sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye: Tự trang trí chăn đắp picnic

Nội dung

Chuyên đề STEM liên quan: D& T – Thiết kế và Công nghệ

Đối tượng học: 11 – 14 tuổi

Nhuộm Tie-dye là một kỹ thuật nhuộm vừa đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để tạo ra các sản phẩm vải nhuộm có màu sắc hấp dẫn, thỏa sứng sáng tạo và độc đáo. Người học có thể sử dụng kiến thức này để sáng tạo cho mình những sản phẩm/ vật dụng ứng dụng kỹ thuật nhuộm Tie-dye trong cuộc sống hằng ngày.

Trong bài học này, người học sẽ được hướng dẫn cách tạo ra các mẫu chăn dã ngoại sinh động khác nhau bằng kỹ thuật nhuộm Tie-dye. khác nhau để tạo thêm hứng thú cho thị giác. Sau đó, họ sẽ tạo ra một phiên bản có kích thước đầy đủ bằng cách sử dụng kỹ thuật hoặc thiết kế yêu thích của họ.

Kỹ thuật nhuộm Tie-dye là gì?

Kỹ thuật nhuộm Tie-dye là gì?

Giới thiệu về hoạt động sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye

Nội dung bài học sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye được thiết kế để cho phép người học ứng dụng kiến ​​thức và kỹ năng về Thiết kế & Công nghệ, Kỹ thuật, Khoa học và Toán học. Cụ thể, người học sẽ tự tay làm ra những chiếc chăn dã ngoại mùa hè bằng kỹ thuật nhuộm Tie-dye. Qua đó, học sinh sẽ có kiến thức tổng quan và thực tế về quy trình sản xuất một sản phẩm ứng dụng kỹ thuật nhuộm Tie-dye một cách hoàn thiện.

Bài học này, người dạy có thể sử dụng để làm bài dạy chính khóa hoặc làm bài học thực hành ngoại khóa cho người học. Đồng thời người dạy có thể tổ chức học theo nhóm hoặc cho học sinh thức hành cá nhân.

Mục tiêu của hoạt động sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye

Sau khi két thúc bài học này, người học có thể nắm vững các kiến thức liên quan đến kỹ thuật nhuộm Tie-dye và các ứng dụng của nó trong thực tế hiện nay. Đồng thời tạo nền tảng để người học có thể ứng dụng kiến thức nhuộm Tie-dye để tạo ra nhiều sản phẩm khác.

Quan bài học, người học còn được hướng dẫn và nắm vững được quy trình cũng như kỹ thuật sản xuất ra những mẫu chăn đi dã ngoại sử dụng các kỹ thuật nhuộm Tie-dye khác nhau.

Người học có thể tự làm ra một chiếc chăn dã ngoại với kích thước thật (bằng kích thước thục tế) và tự do sáng tạo hoa văn màu sắc độ đáo, sinh động của chính mình với việc ứng dụng phương pháp nhuộm Tie-dye.

Vật dụng cho hoạt động sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye

Bình bóp nhựa rỗng dùng để đựng dung dịch thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm vải

Dây / dây đàn hồi (dùng để buộc vải tạo hoa văn, họ tiết cho vải)

Găng tay nhựa

Vải làm chăn (màu trắng từ kích thước nhỏ để thử nghiệm và một manh vải lớn có kích thước bằng với kích thước của chăn dã ngoại ngoài đời thực)

Thuố hãm màu

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm nước rửa tay và muối.

Hướng dẫn thực hành hoạt động sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye

Thời lượng: tối thiểu 60 phút

Chuẩn bị

Người dạy sẽ dạy các kiến thức liên quan đến kỹ thuật nhuộm Tie-dye cho người học. Trong đó trình bày rõ những ứng dụng của kỹ thuật nhuộm Tie-dye trong thực tế hiện nay, những sản phẩm thực tiễn.

Sau đó, hướng dẫn cho người học quy trình và kỹ thuật nhuộm Tie-dye hoàn chỉnh và làm mẫu để tạo được những hoa văn màu sắc khác nhau, bao gồm:

  • Kỹ thuật cột thắt
  • Kỹ thuật tạo hoa văn xoắn ốc/ mắt bò
  • Kỹ thuật gấp
  • Kỹ thuật vò nhàu

các kiểu nhuộm Tie-dye khác nhau

Các kiểu nhuộm Tie-dye khác nhau.

Đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của học sinh cần làm trong bài học tự sáng tạo ra một chiếc chăn dã ngoại mùa hè bằng cách ứng dụng kỹ thuật nhuộm Tie-dye. Thảo luận về những điều cần lưu ý mà người học cần tính đến:

Mẫu hoa văn cuối cho chiếc chăn dã ngoại của mình mà người học muốn tạo ra là gì?

Những màu sắc mà người học muốn dùng để tạo hoa văn trên chiếc chăn?

Cách pha, mix để tạo ra dung dịch thuốc nhuộm có màu sắc như mong muốn của người học.

Thực hành

Bước 1: Tạo hoa văn/ họa tiết trên vải bằng các kỹ thuật nhuộm Tie-dye khác nhau.

Người học sử dụng mảnh vải trắng có kích thước nhỏ để thử ngiệm các kiểu nhuộm Tie-dye khác nhau. Đầu tiên, người học đặt tấm vải trắng đã được giặt sạch lên một bề mặt phẳng. Sau đó, ứng dụng lần lượt các kỹ thuật nhuộm Tie-dye khác nhau theo hướng dẫn của giáo viên, gồm:

Tạo họa tiết trên vải bằng cách sử dụng kết hợp giữa thắt nút và xoắn ốc. Sau đó lấy dây thun / dây co dãn buộc để cố định tạo hình của mảnh vải.

vật dụng và tạo kiểu Tie-dye

Vật dụng và tạo kiểu Tie-dye.

Bước 2: Sử dụng thuốc nhuộm để trang trí mẫu nhuộm Tie-dye

Sau đó, dùng chai nhựa chứa thuốc nhuộm xịt lên mảnh vải đã được buộc cố định một cách ngẫu. Xịt đều cả 2 mặt của mảnh vải. Ở bước này ngươi học có thể chọn màu sắc và pha chế dung dịch thuốc nhuộm theo hướng dẫn của người dạy hoặc tự chon màu và mix theo tỉ lệ mà mình thích.

Trang trí bằng thuốc nhuộm

Trang trí bằng thuốc nhuộm.

Bước 3: Căn chỉnh liều lượng thuốc nhuộm phù hợp

Người học tự căn chỉnh và bơm thêm thuốc nhuộm lên vải hay không. Sau đó để thuốc nhuộm gấm vào vải trong thời gian 6 đến 8 giờ.

Lưu ý: Người học nên thêm các màu nhuộm giống nhau vào các vị trí giống nhau.

Để vải ngấm màu nhuộm

Để vải ngấm màu nhuộm.

Bước 4:

Sau khi đã để cho vải ngấm thuốc nhuộm. Người học sẽ pha hỗn họp dunh dịch thuốc hãm màu với nước ấm theo tỉ lệ hướng dẫn. Rồi ngầm chìm toàn bộ vải vào trong dung dịch này theo thời gian được người dạy hướng dẫn. Sau đó vớt tấm vải ra và giặt lại bàng nước lạnh hoặc giặt riêng trong máy giặt.

Cuối cùng phơi sản phẩm ở nơi có nắng, khô, thoáng

Sản phẩm nhuộm Tie-dye hoàn chỉnh

Sản phẩm nhuộm Tie-dye hoàn chỉnh.

Tổng kết

Bài thực hành bên tren nhằm hướng dẫn người học các bước và thao tác cần có để tiến hành nhuộm một mảnh vải với kỹ thuật nhuộm Tie-dye cụ thể. Đây sẽ là cơ sơ để người học tự nhuộm cho mình một chiếc chăn dãn ngoại có kích thước thật cùng với kỹ thuật nhuộm Tie-dye khác/ sáng tạo hơn để tạo ra những màu sắc hoa văn và họa tiết theo ý mình.

Hoạt động mở rộng

Người học có thể nghiên cứu cách làm cho chăn dã ngoại chống thấm nước hoặc ẩm ướt.

Người học có thể nghĩ ra những cách để tăng thêm sự hấp dẫn về diện mạo của chiếc chăn bừng cách thêm thắt các họa tiết, hoa văn bằng khả năng vẽ của mình.

Người học cũng có thể ứng dụng kỹ thuật nhuộm Tie-dye với các thiết kế khác như phụ kiện để bổ sung cho chăn dã ngoại của họ, quần, áo, mũ…

Người học có thể sáng tạo các màu sắc, hoa văn/ họa tiết độc nhất vô nhị bàng cách sáng tạo cách mix dung dịch thuố nhuộm với nhau để tạo ra một màu khác hoặc sáng tạo cách cột/ thắt/ gấp/ xoắn /vò nhàu… để tạo ra các họa tiết/ hoa văn độc đáo.

Trang trí thêm cho sản phẩm nhuộm Tie-dye

Sáng tạo thêm họa tiết để trang trí cho sản phẩm nhuộm Tie-dye.

Lưu ý khi thực hành hoạt động sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye

Vì màu nhộm được dùng trong kỹ thật nhuộm Tie-dye rất dễ vây màu và khó giặt ra nên ngời dạy và học cần trang bị quần áo và trang phục phù hợp khi thực hiện.

Ở bước 3, để làm màu trên vải đậm hơn, người học hãy bôi lại thuốc nhuộm theo yêu cầu, đặc biệt nếu sử dụng chất liệu vải dày. Nếu chỉ sử dụng một màu nhuộm, người học có thể đổ dung dịch thuốc nhuộm vào một chiếc hộp nhựa đủ lớn để ngâm trọn mảnh vải vào bên trong.

Khi nói đến cờ bạc trực tuyến, điều quan trọng là phải chọn một sòng bạc an toàn và uy tín – https://slotogate.com/casino/safe-online/. Bằng cách chọn một sòng bạc trực tuyến an toàn, bạn có thể giảm thiểu những rủi ro đó và có trải nghiệm thú vị và có lợi hơn nhiều.

Đeo găng tay khi xử lý vật liệu ở bước 4, vì tay và các vật liệu khác có thể bị ố vàng bởi màu nhuộm. phải đảm bảo vải đủ ẩm trước khi cho thuốc nhuộm vào.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, người học có thể sử dụng bản ủi để là phẳng các nếp nhăn được tạo ra do kỹ thuật Tie-dye.

 

Qua bài học “Sáng tạo với kỹ thuật nhuộm Tie-dye”, giúp người học học và ứng dụng các kiến thức về kỹ năng về Thiết kế & Công nghệ, Kỹ thuật, Khoa học và Toán học một cách thích thú mà không nhàm chán. Họ có thê tự do phát huy tư duy sáng tạo và sự khéo léo của mình. Hơn hết, đây là một bài học mang tính thực tiễn cao khi giúp người học nắm vững quy trình và kỹ thuật nhuộm Tie-dye từ đó có thể tự tay tạo ra các sản phẩm handmade dùng cho cuộc sống của chính mình.