Bé có thắc mắc nước tự dưng chảy đi đâu hết? Cùng đến với hoạt động STEM 15 phút: Các vũng nước có gì vui? để khám phá quá trình bốc hơi là như thế nào nhé.
Chuẩn bị dụng cụ cho hoạt động Vũng nước có gì vui
Để tìm hiểu các vũng nước có gì vui, bạn cần chuẩn bị trước những dụng cụ sau:
- Ly x 1 cái
- Nước
- Phấn viết
- Thước đo (Tùy chọn thước dây, thước thẳng)
- Dây đay, dây thừng trang trí
- Đồng hồ đếm giờ
Hướng dẫn hoạt động Các vũng nước có gì vui
Lưu ý: Hoạt động này sẽ diễn ra trong suốt 1 ngày. Để hoạt động diễn ra thành công, trẻ nên chọn ngày nắng ráo để thực hiện.
Bước 1: Thử thách được đặt ra của hoạt động này là trẻ phải tìm hiểu xem một vũng nước bốc hơi hết mất thời gian bao lâu. Đong đầy 1 ly nước lọc, và sử dụng số nước này để tạo ra một vũng nước.
Bước 2: Trước khi tạo một vũng nước. Trẻ cần dành thời gian để quyết định xem mình cần tạo một vũng nước sâu (Đổ tất cả nước vào một chỗ) hay vũng nước nông (Rải nước trên một khu vực rộng)
Bước 3: Tạo vũng nước trên một bề mặt phẳng/ lõm (Tùy chọn) nhưng đảm bảo phải ở nơi khô ráo, ánh nắng mặt trời chiếu xuống trực tiếp. Sau đó dùng phấn để vẽ theo viền của vũng nước, đánh dấu kích thước vũng nước ban đầu.
Bước 4: Bấm hẹn giờ. Trẻ theo dõi quá trình bốc hơi của vũng nước nhanh/ chậm. Và mất bao lâu để vũng nước bốc hơi hoàn toàn?
Bạn có thể sử dụng dây thừng trang trí để đo chu vi (Bề rộng) của vũng nước theo viền phấn đã vẽ trước đó. Sau đó dùng thước đo để đo lại dây thừng. Rồi so sánh vũng nào to/ nhỏ hơn, vũng nào bốc hơi nhanh hơn? Và lý giải vì sao?
Mở rộng: Có thể chia trẻ thành các nhóm nhỏ và thi xem nhóm nào có vũng nước bốc hơi nhanh nhất. Hoặc bạn có thể cho trẻ lặp lại hoạt động trên thí nghiệm cùng lúc vũng nước nông và sâu, rồi quan sát xem vũng nước nào bốc hơi nhanh hơn.
Kiến thức tích lũy
Qua hoạt động trên, trẻ biết được sự bay hơi là một quá trình xảy ra khi chất lỏng chuyển thành chất khí. Vào những ngày nắng, các phân tử không khí di chuyển nhanh hơn nhờ năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy các phân tử nước trong vũng nước được làm ấm lên. Các phân tử nước nằm gần bề mặt va chạm với các phân tử không khí tràn đầy năng lượng trở thành hơi nước. Điều này làm vũng nước co dần lại.
Trẻ sẽ nhận thấy rằng vũng nước có diện tích bề mặt càng nhỏ thì sẽ càng mất nhiều thời gian để bay hơi hết. Bởi vì, diện tích vũng nước nhỏ kéo theo diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí cũng ít đi.
Hy vọng qua hoạt động “Các vũng nước có gì vui?” trẻ đã phần nào hiểu được nguyên lý của sự bay hơi và cả hiện tượng kỳ diệu của những cơn mưa.