Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
STEM 15 phút: Đuổi theo cái bóng

Đuổi theo cái bóng

Nội dung

Bạn có biết, bạn có thể xem giờ tương đối chính xác qua việc quan sát sự thay đổi vị trí của cái bóng của một đối tượng bất kỳ? Cùng đến với hoạt động STEM 15 phút: Đuổi theo cái bóng để khám phá điều kỳ diệu này nhé.

Chuẩn bị dụng cụ cho hoạt động Đuổi theo cái bóng

Với hoạt động Đuổi theo cái bóng, bạn chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ đơn giản như:

  • Phấn viết
  • Đồng hồ đeo tay
  • Bảng con x 1 cái
  • Giấy 
  • Bút chì
  • Thước đo

Hướng dẫn hoạt động Đuổi theo cái bóng

Lưu ý: Thí nghiệm này sẽ hiệu quả khi thực hiện trong 1 ngày nắng. Bên cạnh đó, thí nghiệm cần phải theo dõi và quan sát suốt 1 ngày nên trẻ cần sắp xếp kế hoạch và chọn địa điểm thực hiện phù hợp.

Bước 1: Chúng ta sẽ bắt đầu thí nghiệm vào buổi sáng. Lựa chọn một bề mặt phẳng, khô, đón nắng. Một người sẽ đứng ở vị trí trung tâm để lấy vị trí bóng. Một người khác sẽ dùng phấn vẽ theo viền bóng của người đó.

Bước 2: Tiến hành đo chiều dài và vị trí của chiếc bóng so với người thực (Chiều dài từ chân – đỉnh đầu bóng hoặc đo theo kinh độ/ vĩ độ, hoặc sử dụng các cách so sánh không tiêu chuẩn như bóng ngả về trái/ phải so với người thật…) càng chi tiết càng tốt.

Bước 3: Thống nhất thời gian bạn kiểm tra và đo bóng/ ngày. Ví dụ: Cứ 1 giờ/ 1 lần, 2 giờ/ 1 lần, giờ/ 1 lần.

Bước 4: Kiểm tra định kỳ vị trí bóng. Lưu ý: người thật phải giữ vị trí y như ban đầu.

Ngoài ra, đối với các trẻ nhỏ tuổi chưa thuần thục kỹ năng đo lường, tính toán. Phụ huynh có thể linh động điều chỉnh thí nghiệm phù hợp bằng cách: ứng với mỗi lần kiểm tra và vẽ lại bóng là sử dụng 1 màu phấn khác nhau.

STEM 15 phút: Đuổi theo chiếc bóng
Sự đổ bóng và cách xem thời gian với “Đồng hồ mặt trời”.

Đây là một thí nghiệm giúp trẻ học xem giờ với Đồng hồ mặt trời. Tức là thời gian được thể hiện thông qua vị trí của mặt trời trên bầu nhờ sự đổ bóng của đối tượng bất kỳ trên mặt đất. Trẻ có thể thực hiện thí nghiệm với đối tượng dùng làm đổ bóng có sẵn trong thiên nhiên. 

Kiến thức học được

Trẻ sẽ có cơ hội tìm hiểu về sự vận hành của Trái Đất và Mặt Trời, và tận dụng nó làm “đồng hồ mặt trời” khi không có công cụ xem giờ nhân tạo khác.

Mặt khác, trẻ hiểu được nguyên lý ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nên khi chúng ta đặt một vật thế trên đường đi của ánh sáng nó sẽ chặn một phần ánh sáng tạo ra hiện tượng đổ bóng. Khi trái đất quay, vị trí tương đối của mặt trời cũng thay đổi, làm thay đổi độ dài và vị trí của cái bóng. Vào buổi sáng, bóng sẽ dài hơn và hướng về phía Tây. Vào giữa trưa, mặt trời chiếu vuông góc với đỉnh đầu, làm cho bóng ngắn lại. Vào buổi chiều, bóng lại dài ra và hướng về phía Đông.

Hy vọng qua hoạt động “Đuổi theo cái bóng”, trẻ đã tự trang bị cho mình một cách xem giờ “cổ đại” mới. Việc nhận biết thời gian và kiểm soát hiệu quả sẽ giúp trẻ sớm hình thành nề nếp và kỷ luật trong tương lai.