Không chỉ trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng không thể nào rời mắt khỏi trò Marble Run. Hãy cùng đến với hoạt động STEM 15 phút: Đường đua bi ve và tự tay chế tạo một đường đua siêu cấp chỉ với những nguyên vật liệu vô cùng đơn giản.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
Để bắt đầu thực hiện hoạt động Đừng đua bi ve, bạn cần chuẩn bị một vài thứ như:
- Các ống bằng cát-tông hoặc lõi giấy vệ sinh
- Kéo
- Băng dính
- 1 viên bi (tùy chọn)
- Đồng hồ đếm giờ
Hướng dẫn thực hiện “Đường đua bi ve”
Bước 1: Lựa chọn mặt phẳng phù hợp để làm “đường đua” cho viên bi chạy. Ví dụ như: mặt tường, nền nhà…
Bước 2: Cắt ống cát – tông thành những đoạn ngắn để làm làn đường ray. Khuyến khích trẻ cắt các ống cắt – tông với kích thước dài/ ngắn tùy thích, để đường ray trở nên sinh động hơn.
Bước 3: Xác định vị trí xuất phát của viên bi. Tiến hành xây dựng “đường đua bi ve” bằng băng dính. Trẻ nên nhớ căn chỉnh khi dán các đoạn ống cát – tông sao cho tạo độ nghiêng vừa đủ để viên bi có thể lăn đi hết quãng đường.
Bước 4: Xác định độ dài của “đường đua”. Sau khi xác định độ dài mong muốn, trẻ nên dán các ống cát-tông nối liền nhau, chúi dần về phía sau. Bên cạnh đó, trẻ có thể thay đổi góc độ của ống cát-tông để thay đổi tốc độ lăn của viên bi ở mỗi đoạn đường khác nhau.
Bước 5: Nghiệm thu. Trẻ nên cho viên bi chạy thử trên “đường đua bi ve” vừa hoàn thành, để đảm bảo viên bi di chuyển thông suốt. Hoặc nếu chưa tốt, trẻ có thể chỉnh vị trí và góc độ của các đoạn ống cát-tông để thay đổi khả năng di chuyển của viên bi cho phù hợp
Bước 6: Trải nghiệm. Trẻ quan sát xem viên bi có chạy không và quá trình di chuyển của nó như thế nào?
Thí nghiệm trên tận dụng thế năng để làm năng lượng tác động vào viên bi, giúp viên bi di chuyển. Ngoài ra, giúp trẻ tìm hiểu thêm về trò chơi tàu lượn siêu tốc. Để trẻ tìm thử xem trong trò chơi này có bao nhiêu lực tác động vào?
Phần mở rộng: Hãy đặt ra thử thách cho trẻ tạo ra đường ray sao cho hành trình từ lúc bắt đầu – kết thúc của viên bi mất 30 giây.
Kiến thức tích lũy
Qua thí nghiệm trên, trẻ sẽ học và biết thêm vai trò của các loại lực: Thế năng, động năng, lực ma sát và trọng lực. Khi viên bi được nâng lên và thả từ trên cao, ngay lúc này viên bi bị tác động bởi thế năng và trọng lực. Khi nó cuộn dọc theo “đường ray”, thế năng và trọng lượng sẽ chuyển đổi thành động năng kéo viên bi xuống.
Mặt khác, trong quá trình di chuyển, viên bi cọ xát với “đường ray”, tạo ra lực ma sát làm viên bi di chuyển chậm lại. Việc thay đổi vị trí và độ nghiêng của các đoạn ống cát – tông cũng kéo theo sự thay đổi nhanh/ chậm của viên bi trên từng đoạn đường. Vì vậy, góc nghiêng càng lớn thì viên bi lăn càng nhanh.
Hy vọng “đường đua bi ve” sẽ làm các bé mê mẫn và dành nhiều thời gian nghiên cứu, tư duy, học hỏi những kiến thức mới lạ. Đồng thời cũng dành được cho phụ huynh những khoảng thời gian rãnh rỗi khi bé bị cuốn hút vào trò chơi thú vị này.