Bạn có thể xây được tòa tháp cao bao nhiêu khi sử dụng giấy báo làm vật liệu xây dựng? Hãy cùng đến với hoạt động STEM 15 phút: Tháp giấy báo vô cùng thú vị và hồi hộp này nhé.
Chuẩn bị dụng cụ cho hoạt động Tháp giấy báo
Để thiết kế Tháp giấy báo, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ sau:
- Các tờ báo, giấy
- Băng dính
- Kéo
- Thước đo
- Đồng hồ đếm thời gian
Hướng dẫn hoạt động Tháp giấy báo
Bước 1: Đầu tiên, trẻ phải xác định được hình dáng, kết cấu của tòa tháp mà mình chuẩn bị xây dựng.
Bước 2: Bắt tay vào xây dựng tòa tháp với nguyên vật liệu là giấy, báo. Sử dụng băng dính để gắn các mối nối lại với nhau. Lưu ý, hẹn thời gian giới hạn để thực hiện là 15 phút.
Bước 3: Tòa tháp nên được đặt trên 1 mặt phẳng, vị trí ít bị tác động của gió. Như vậy, tòa tháp của bạn có nền móng vững hơn, có thể xây cao hơn và việc xây dựng diễn ra dễ dàng hơn.
Bước 4: Sau khi hết 15 phút, dừng lại và đo xem tháp của bạn cao bao nhiêu?
Mở rộng: Lặp lại thí nghiệm trên với các hình dạng, kết cấu khác nhau. Quan sát xem, với hình dạng nào thì toà tháp được xây cao nhất? Vì sao?
Sau hoạt động, hãy so sánh sản phẩm thí nghiệm của bạn với các tòa tháp/ tòa nhà cao nhất thế giới, tìm ra sự tương đồng trong hình dáng và kết cấu.
Kiến thức tích lũy
Hầu hết, các kết cấu được sử dụng để xây dựng các tòa tháp/ nhà trong thực tế là sử dụng móng hình tam giác, diện tích rộng và hẹp dần khi lên cao. Vừa vững chãi, vừa có thể chống chọi với mưa, gió theo thời gian.
Trong thí nghiệm này, hẳn bạn sẽ gặp trường hợp, khi xây cao lên tháp của bạn bị uốn cong do trọng lượng của chính nó. Các kiến trúc sư và kỹ sư dân dụng thường gọi nó là vênh – một lỗi lớn trong xây dựng. Vì vậy, các tòa tháp/ tòa nhà có yêu cầu tạo ra các kết cấu cao và phải đảm bảo chúng an toàn và chắc chắn rất nghiêm khắc. Hãy cùng thử thách bé làm sao khắc phục tình trạng này nhé.
Hãy cùng trẻ khám phá hoạt động Tháp giấy báo – một trong những hoạt động STEM vui nhộn sau mỗi buổi học nhé!