Notice: Undefined index: HTTP_REFERER in /home/tzxwhzpn/stemlazy.com/wp-content/themes/hello-elementor/hello-elementor.theme#archive on line 43
STEM 15 phút: Trứng nhảy dù

Trứng nhảy dù

Nội dung

Trứng có thể rơi mà không vỡ? Vậy với độ cao bao nhiêu thì trứng rơi nhưng không vỡ? Cùng đến với hoạt động STEM 15 phút: Trứng nhảy dù để giải quyết vấn đề này nhé.

Chuẩn bị dụng cụ cho hoạt động Trứng nhảy dù

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để bắt đầu hoạt động Trứng nhảy dù như sau:

  • Một quả trứng
  • Băng dính
  • Kéo
  • Vật liệu làm ghe mành (Ví dụ như: thẻ, giấy lụa hoặc gói hạt xốp polystyrene…)
  • Túi xách hoặc tấm nhựa
  • Dây chỉ

Hướng dẫn hoạt động Trứng nhảy dù

Lưu ý: Thí nghiệm nên thực hiện ngoài trời.

Bước 1: Thử thách của thí nghiệm này là trẻ phải tạo ra một chiếc “dù nhảy” để vận chuyển một quả trứng từ độ cao bất kỳ nào đó xuống mặt đất mà không bị vỡ. Và bước đầu tiên là tạo khay đựng trứng từ vật liệu làm ghe mành theo hình dạng yêu thích của trẻ.

Bước 2: Tiếp đến là làm phần dù hình vòng cung bằng túi xách hoặc tấm nhựa mà trẻ có. Sau đó, dùng dây chỉ để gắn phàn dù vào với khay đựng trứng.

Bước 3: Đem sản phẩm hoàn thành đến vị trí phù hợp và tiến hành thả trứng từ các độ cao khác nhau để kiểm tra. Trẻ có thể thí nghiệm với nhiều kiểu dáng “dù nhảy” khác nhau để xem với hình dạng nào có thể vận chuyển quả trứng không vỡ ở độ cao lớn nhất.

Ngoài ra, trẻ có thử thách khả năng của mình bằng cách đặt ra gi hạn số nguyên vật liệu mà trẻ có thể dùng để làm ra một chiếc “dù nhảy” hoàn chỉnh.

STEM 15 phút: Trứng nhảy dù
Vận dụng các kiến thức Vật lý vào thí nghiệm “trứng nhảy dù”.

Trẻ có thể mở rộng để đi tìm hiểu các nguyên vật liệu và hình dáng được sử dụng để thiết kế bao bì cho đồ vật dễ vỡ trong thực tế cuộc sống. Từ đó rút ra nhận xét loại nguyên vật liệu nào, hình dáng nào đem lại hiệu quả tốt nhất? Vì sao?

Kiến thức tích lũy

Qua thí nghiệm, trẻ học được khái niệm: thế năng, động năng, động lượng và định luật bảo toàn năng lượng

Sở dĩ, khi quả trứng được thả từ trên cao mà không có dụng cụ nâng đỡ, thì đồng thời thế năng chuyển thành động năng khi trứng rơi. Và khi quả trứng chạm đất thì động năng này chuyển thành phản lực làm vỡ quả trứng. Còn trong trường hợp thả quả trứng từ trên cao với “dù nhảy” thì lúc này chiếc dù giúp làm chậm tốc độ rơi, giảm động năng và do đó bảo vệ quả trứng.

Hy vọng qua hoạt động Trứng nhảy dù này, trẻ đã làm quen được với các khái niệm vật lý khó nhằn và thiết kế một chiếc dù thật đặc biệt để cho trứng “ngao du” mà không sợ vỡ.