Chuyên đề STEM liên quan: D&T – Thiết kế và Công nghệ
Đối tượng học: 11 – 14 tuổi
—
Tia UV hay còn được gọi là tia cực tím, một loại bức xạ điện từ ở xung quanh chúng ta mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Cơ thể của chúng ta sử dụng chúng để tạo ra Vitamin D nuôi sống cơ thể. Nhưng nếu cơ thể tiếp xúc quá nhiều với tia UV sẽ dẫn đến tình trạng bỏng rát da hoặc tệ hơn là ung thư da. Chính vì vậy, trong bài học này, người học sẽ được hướng dẫn cách tạo ra quần áo chống tia UV. Qua đó, người học sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của tia UV và những nguy hiểm mà nó gây ra.
Hoạt động sáng tạo quần áo chống tia UV.
Giới thiệu về hoạt động sáng tạo với tự thiết kế quần áo chống tia UV
Nội dung bài học Tự thiết kế quần áo chống tia UV cho phép người học ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực Thiết kế & Công nghệ, Kỹ thuật, Khoa học và Toán học. Người học sẽ được nười dạy giảng giải các kiến thức lý thuyết, sau đó người học sẽ tự tạo một sơ đồ mạng nhện/ sơ đồ lưới về những ý tưởng quần áo chống tia UV khả thi. Và kết quả cuối cùng là một thiết kế quần áo chống tia UV hoàn chỉnh ở dạng phát thảo và có chú thích rõ ràng, cụ thể.
Người dạy có thể áp dụng bài học này như một bài học chính để dạy người học về việc tạo ra các ý tưởng thiết kế cho các sản phẩm làm từ vải dệt. Hoặc một phần của kế hoạch học tập rộng hơn bao gồm các quy trình thiết kế và kỹ thuật hoàn thiện cho ra một sản phẩm quần áo chống tia UV. Ngoài ra, bài học này còn là môi trường thực tiễn để người học khám phá thêm cách ngăn chặn những ảnh hưởng của bức xạ UV.
Mục tiêu của hoạt động sáng tạo với tự thiết kế quần áo chống tia UV
Sau khi kết thúc bài học Tự thiết kế quần áo chống tia UV này, người học cần đạt được những mục tiêu sau:
Người học có thể hiểu được những tác động (cả tích cực lãn tiêu cực) của bức xạ cực tím (UV) và nguồn gốc của nó.
Người học có thể tự tay thiết kế và tạo ra một sản phẩm quần áo chống tia UV.
Ngượi học có thể tự tạo và sử dụng các bản phác thảo có chú thích để lên ý tưởng cho các sản phẩm dệt may.
Qua hoạt động, người học có thể nắm vững quy trình cũng như kỹ thuật tạo ra một sản phẩm dệt may (quần áo, áo khoác…) hoàn thiện.
Vật dụng cho hoạt động sáng tạo với tự thiết kế quần áo chống tia UV
Trước khi bắt tay vào hoạt động thiết kế quần áo chống tia UV, người học cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
Giấy A4 hoặc A3
Bút chì, bút mực, bút chì màu và các công cụ phục vụ công tác phác thảo khác.
Hướng dẫn thực hành hoạt động sáng tạo với tự thiết kế quần áo chống tia UV
Thời lượng: tối thiểu 60 phút.
Trước khi tiến hành hoạt động thiết kế quần áo chống tia UV, người dạy cần giải thích rõ ràng cho người học về các vấn đề sau:
Khái niệm về tia UV (Tia cực tím)
Tia UV hay còn gọi là bức xạ tia cực tím là những tia bức xạ điện từ có nguồn gốc từ mặt trời hay các sản phẩm nhân tạo khác như giường tắm nắng, mỏ hàn… Chúng có bước sóng dài hơn tia X nhưng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng có thể nhìn thấy được. Túy vào độ dài bước sóng mà tia UV có những công dụng khác nhau và được chia làm 3 loại:
- Tia UVA (sóng dài hay ánh sáng đen): bước sóng từ 380 – 315nm
- Tia UVB (sóng trung): bước sóng 315 – 280nm
- Tia UVC (sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng): bước sóng ngắn hơn 280nm.
Tại sao phải thiết kế một sản phẩm quần áo chống tia UV?
Bảo vệ là da trước các bức xạ từ tia UV có hại gây ra.
Có thể xem như “một tầng bảo vệ” thêm cho da tránh tác hại của tai UV cho dù đã thoa kem chống nắng.
Có quần áo chống Để trẻ em vui chơi ngoài trời an toàn hơn trong mùa hè
Làm thế nào để một loại vải ngăn được tia UV?
Đối với các loại vải có nhãn dán chống nắng sẽ được thêm các hóa chất hấp thụ tia cực tím sẽ có khả năng bảo vệ liên tục khỏi tia nắng mặt trời sẽ.
Loại vải có phun xịt chống nắng sẽ có thể lớp phủ chống nắng trên bề mặt vải.
Vải dệt/ vai dệt kim: Khi vải được được tạo ra bởi công nghệ dệt đan xen các sợi vải lại với nhau, với cấu trúc đan xen này sẽ giúp bề mặt vải không có lỗ hở để tia nắng xuyên qua được.
Vải có công nghệ Nano (có chứa oxit kẽm ZnO và titanium dioxide TiO2) sẽ mang lại chất lượng chống nắng vượt trội.
Vải tối màu: Màu tối có thể cản tia nắng mặt trời.
Ngoài ra, người mặc có thể chống nắng bằng cách kết hợp các trang phục lại với nhau để không cho tia nắng mặt trời có hại tiếp xúc trực tiếp với da như kết hợp áo tay dài, quần dài, váy, cổ áo cao, vành rộng trên khăn che đầu…
Thực hành
Trước tiên người học sẽ lập một sơ đồ mạng nhện về các ý tưởng cho sản phẩm quần áo chống tia UV từ mặt trời. Dựa trên những điều cần cân nhắc sau:
- Loại vải sẽ sử dụng là gì? (Có thể cân nhắc đến các loại vải tái chế)
- Sản phẩm quần áo chống tia UV của mình được thiết kế cho đối tượng nào?
- Màu sắc của quần áo là gì để tăng tính thẩm mỹ?
- Giá bán sản phẩm ra sao?
- Độ bền của sản phẩm quần áo chống tia UV như thế nào?
Ví dụ Sơ đồ mạng nhện ý tưởng thiết kê quần áo chống tia UV.
Sau đó, người học sẽ tiến hành phác thảo ra kiểu dáng quần áo chống tia UV mà mình mong muốn và chú thích chi tiết những đặc trưng của sản phẩm ngay trên bản phác thảo.
Mẫu phác thảo quần áo chống tia UV.
Lưu ý: Các chú thích phải chỉ rõ cách thiết kế của bạn làm sao có thể ngăn chặn hoặc giảm tác động của tia UV. Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản và những tiêu chí bổ sung như trong sơn đồ mạng nhện.
Hoạt động mở rộng
Ngoài việc phác thảo mẫu thiết kế quần áo chống tia UV của mình trên giấy, người học có thể bát tay vào biến phác thảo thành sản phẩm thực tế. Có thể tạo ra sản phẩm thực là một phần của thiết kế hoặc toàn bộ thiết kế.
Người học còn có thể thiết kế một loạt các phụ kiện đi kèm để làm tăng vẻ thẩm mỹ của mẫu quần áo chống tia UV của mình.
Mẫu phác thảo phụ kiện đi kèm.
Ngoài ra, người học cũng có thể thử tạo một quảng cáo trên mạng xã hội cho các thiết kế quần áo chống tia UV của mình.
Lưu ý khi thực hành hoạt động sáng tạo với tự thiết kế quần áo chống tia UV
Để có thể tạo ra một sản phẩ quần áo chống tia UV hiệu quả, đẹp mắt người học cần nắm vững các hiểu biết về tia UV như:
Vì sao tia UV có thể bị ngăn chặn?
Các biện pháp chống/ chặn tia UV có thể dùng là gì?
…
Bên cạnh đó để các ý tưởng được liệt kê đầy đủ, khả thi hơn trong bản đồ mạng nhện, người học nên giải quyết các câu hỏi sau:
Người học có thể nghĩ ra những loại quần áo chống tia UV nào có thể thiết kế được?
Tại sao bạn cần xem xét các loại quần áo khác nhau?
Lập ra một danh mục các trang phục/ phụ kiện có thể thiết kế đi kèm quần áo chống tia UV. Ví dụ nếu bạn chọn áo sơ mi làm sản phẩm chống tia UV chính thì trong danh mục này sẽ có áo vest, áo thun, găng tay…
Qua bài học tự thiết kế quần áo chống tia UV người học có thể hiểu thêm những kiến thức về tia UV cũng như tác động của nó đối với đời sống thực tiễn. Qua đó, người học biết cách ngăn/ chống tác động có hại của tia UV như thế nào và học được cách tự tay tạo ra các sản phẩm chống tia UV bảo vệ bản thân và người nhà.