Sản phẩm xây nhà bằng giấy hoàn thiện

Xây nhà bằng giấy

Nội dung

Chuyên đề STEM liên quan: D&T – Thiết kế và Công nghệ

Đối tượng học: 11 – 14 tuổi

—-

Ngày nay, gấp giấy đã trở thành một bộ môn nghệ thuật rất được yêu thích trong cuộc sống và được ứng dụng cả vào chương trình dạy và học. Gấp giấy được xem là một loại hình giải trí, sáng tạo nhẹ nhàng, lành mạnh. Hơn hết, hoạt động này còn có công dụng giúp người tham gia rèn luyện tư duy sáng tạo và phát triển tối đa tư duy hình học bởi ân chưa trong các mẫu gấp giấy là những quy tắc hình học từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, trong bài học này, người học sẽ được thực hành hoạt động xây nhà bằng giấy với cấu trúc có thể mở lên, gập xuống.

Hoạt động xây nhà bằng giấy

Hoạt động xây nhà bằng giấy.

Giới thiệu về hoạt động sáng tạo với xây nhà bằng giấy

Nội dung bài học xây nhà bằng giấy được thiết kế nhằm cho phép người học có không gian để phát huy khả năng sáng tạo kết hợp tư duy hình học, đồng thời còn rèn luyện được ứng các kỹ năng cũng như kiến thức liên quan đến lĩnh vực thiết kế & công nghệ và kỹ thuật. Người học sẽ được hướng dẫn và tự tay thiết kế một ngôi nhà bốn phòng có nội thất đầy đủ bằng giấy. Ngôi nhà sẽ được mô phỏng dưới dạng một cuốn sách có thể mở ra hoặc gấp lại. 

Người dạy có thể đưa nội dung xây nhà bằng giấy làm bài học chính thức trên lớp hoặc làm hoạt động ngoại khóa/ về nhà cho người học. Qua nội dung này, người dạy có thể dùng nội dung này để bổ trợ cho các bài học về thiết kế các cấu trúc gấp bằng vật liệu đồ họa, hình học hay công nghệ. Ý nghĩa rộng hơn là tạo nền tảng cho người học về các cấu trúc, thiết kế nhà cửa có trong cuộc sống, rèn luyện tư duy sáng tạo và phát triển não bộ một cách toàn diện.

Sản phẩm xây nhà bằng giấy hoàn thiện

Sản phẩm xây nhà bằng giấy hoàn thiện.

Mục tiêu của hoạt động sáng tạo với xây nhà bằng giấy

Qua bài học, người học có thể xây nhà bằng giấy 3D chỉ bằng một tờ giấy phẳng. Người học có môi trường để phát triển khả năng sáng tạo và ứng dụng các kiến thức hình học, hình học không gian vào cuộc sống.

Ngoài ra, xây nhà bằng giấy còn giúp người học có cái nhìn trực quan, hiểu rõ cấu trúc của một ngôi nhà trong thực tế cùng những công năng cơ bản mà một ngôi nhà cần có. 

Vật dụng cho hoạt động sáng tạo với xây nhà bằng giấy

Cây kéo

Giấy (Ưu tiên sử dụng các loại giấy dày như giấy làm thiệp giáng sinh, sinh nhật…)

Keo dán, băng dính

Thước đo, kẻ

Bút chì, bút chì màu hoặc màu tô

Kẹp giấy

Chuẩn bị các mẫu nội thất bằng giấy có sẵn như: giường, ghế, bàn, rèm cửa…

Ngoài ra, người học có thể chuẩn bị các mô hình mẫu xây nhà bằng giấy có sẵn để làm theo.

Hướng dẫn thực hành hoạt động sáng tạo với xây nhà bằng giấy

Thời lượng: tối thiểu 60 phút.

Hướng dẫn

Giáo viên sẽ giải thích rõ nhiệm vụ của người học là xây nhà bằng giấy gồm phòng với cấu trúc có thể đóng lại và mở ra như một cuốn sách. Người học sẽ tự lên ý tưởng về mô hình ngôi nhà bằng giấy của mình, mỗi phòng sẽ có công năng gì và ghi chép lại các thông số trong quá trình thiết kế và xây nhà bằng giấy của mình.

Thực hành

Bước 1

Xác định diện tích tổng thể của mô hình xây nhà bằng giấy mà bạn muốn. Sau đó chuẩn bị một tờ giấy hình vuông có kích thước tương ứng. Rồi gấp tờ giấy thành đôi đến thành tư để tạo nét gấp chia tờ giấy thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau (như hình 2 bên dưới).

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 1

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 1.

Bước 2

Chọn 1 trong 2 nét gấp, dùng kéo cắt ½ nét gấp (cắt đến giữa tờ giấy như hình 3). Từ mép cắt, gấp 2 hình vuông nhỏ thành hình tam giác, miết đường gấp cho phẳng (như hình 4). Sau đó mở 2 hình tam giác ra, miết thẳng nếp gấp, xếp chồng 2 hình vuông này lại với nhau để tạo thành một hình vuông ở đáy để làm đế, rồi thử dựng lên xem tờ giấy có đứng thẳng được không (như hình 5). Như vậy chúng ta đã tạo được 1 căn phòng 3 chiều.

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 2

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 2.

Lặp lại các bước 1 và 2 thêm 3 lần nữa để tạo đủ 4 căn phòng.

Bước 3: Thiết kế ngôi nhà của bạn

Người học xác định vị trí và công năng của mỗi căn phòng và tiến hành trang trí căn phòng bằng các hình vẽ nội thất phù hợp trong từng căn phòng như: cửa, tivi, giường, ghế sofa, bồn tắm… Lưu ý, đối với 2 hình vuông dùng để làm sàn nhà, bạn chỉ cần vẽ hình lên mặt trên 1 trong 2, mặt sẽ “lộ thiên” làm sàn  (vì chúng sẽ được dán chồng lên nhau)

Mẹo nhỏ cho bạn xác định vị trí cửa: bạn phải đảm bảo cửa của các căn phòng thẳng hàng và có chiều cao như nhau.

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 3

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 3.

Bước 4: Làm mặt tiền cho ngôi nhà

Cắt một hình vuông có cùng kích thước như bước 1 cùng gấp làm tư, sau đó cắt rời hình vuông ra làm đôi (hình 11). Gấp đôi tờ giấy đã cắt và chọn một mặt làm mặt trước để trang trí như: cửa trước, mái nhà, cửa sổ…

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 4

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 4.

Bước 5 – Xây nhà bằng giấy hoàn chỉnh của bạn

Đầu tiên, tiến hành gia cố sàn nhà bằng cách dán chồng 2 hình vuông làm đáy với nhau làm sao tạo ra hình vuông thứ 3,(như hình 14). Để cho keo khô rồi nhẹ nhàng gấp phẳng từng phòng bằng cách đẩy nếp gấp trên sàn lên (hình 15, 16) Sau khi gấp phẳng từng căn phòng, hãy dán các phòng lại với nhau bằng cách dán ba bộ tường vào nhau. Gấp phẳng toàn bộ căn nhà (như cuốn sách) sau đó dán keo mặt tiền căn nhà vào vị trí mặt trước.

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 5

Thực hành xây nhà bằng giấy bước 5.

Hoạt động mở rộng

Người học có thể trang trí sản phẩm “xây nhà bằng giấy” của mình cho đẹp hơn bằng cách tô màu cho các căn phòng cũng như đồ nội thất ở bước 3. 

Hoặc làm ngôi nhà trông thú vị và sinh động hơn khi tạo ra các cánh cửa có thể đóng mở được mà không chỉ là hình vẽ mô phỏng. (Lưu ý, để an toàn hơn thì nên nhờ người lớn cắt chúng cho bạn, sau đó tạo nếp gấp như bản L cho cánh cửa)

Thực hành xây nhà bằng giấy có cửa mở và được tô màu sinh động

Thực hành xây nhà bằng giấy có cửa mở và được tô màu sinh động.

Người học cũng có thể tạo ra các đồ nội thất 3D và trang trí cho sản phẩm “xây nhà bằng giấy” của mình. 

Lưu ý: các đồ nội thất 3D cũng được thiết kế đê có thể gấp lại và mở ra theo các căn phòng. Bên dưới là hình ảnh hướng dẫn cách để bạn kê giường và tủ quần áo. Bạn có thể sử dụng phương pháp tương tự để làm ghế sofa và bàn.

  • Cách làm giường 3D

Cắt giấy thành hình chữ nhật. Dùng bút chì để vẽ trước các nếp gấp, gấp và miết đường gấp theo nét bút chì. Sau đó trang trí màu sắc và tô màu cho giường.Dán keo ở đầu và cuối giường dọc theo các nếp gấp, ấn phẳng và đóng cửa phòng gấp lại, để khô (Như hình dưới)

Cách làm giường 3D bằng giấy

Cách làm giường 3D bằng giấy.

  • Cách làm tủ quần áo 3D

Cắt giấy thành hình chữ nhật. Cũng dùng bút chì để vẽ các đường sẽ gấp, gấp giấy theo đường bút chì đã vẽ. Vẽ họa tiết và tô màu cho tủ quần áo. Sau đó, cắt các cánh cửa và gấp lại để chúng mở ra. Dán keo vào vị trí trên cùng và dưới cùng của tủ quần áo dọc theo các nếp gấp, ấn phẳng và đóng cửa phòng gấp lại, để khô (Như hình dưới)

Cách làm tủ đồ 3D bằng giấy

Cách làm tủ đồ 3D bằng giấy.

Người học cũng có thể thêm các nhân vật vào không gian ngôi nhà của mình như: người, động vật…

Lưu ý khi thực hành hoạt động sáng tạo với xây nhà bằng giấy

Bài học xây nhà bằng giấy này người dạy có thể thiết kế để dạy người học thực hành theo cặp hoặc cá nhân riêng lẻ.

Đối với bảng thông số, người học nên liệt kê các trường cụ thể như: công năng của từng phòng, chiều dài, rộng, nội thất cần thiết… để làm tài liệu tham khảo cho các thiết kế khác.

Để căn phòng có thể đứng lên thì yêu cầu các nếp gấp và đường cắt của 2 hình vuông làm sàn phải chính xác và rõ nét. Nhớ để nếp gấp lồi lên trên để khi gập phòng lại, sàn nhà sẽ được gấp vào phía bên trong lòng của căn phòng.

 

Xây nhà bằng giấy không chỉ là hoạt động giải trí thông thường mà đây còn là bài học giúp người học nhận thức được hình học, hình học không gian. Ví dụ như: hình vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác, đoạn thẳng, góc, hình khối… 2D hoặc 3D qua mô hình ngôi nhà bằng giấy trực quan, sinh động. bởi ẩn chứa trong các mẫu gấp giấy là những quy tắc hình học từ cơ bản đến nâng cao. Hơn hết, bài học thú vị này còn giúp người học phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tư duy, thẩm mỹ…cùng rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn.