Giải mã mê cung

Giải mã mê cung

Nội dung

Giải mã mê cung lý tưởng khi áp dụng làm bài học cho trẻ làm quen và thực hành thuần thục các khái niệm về phương hướng, hình học, vị trí trong toán học. Hơn hết, qua đó trẻ còn có thể rèn được năng lực nghe hiểu và diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, logic. Hoạt động còn trẻ thấy việc đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn, rõ ràng quan trọng như thế nào khi hướng dẫn người khác.

Giới thiệu chung về hoạt động Giải mã mê cung

Hoạt động STEM Giải mã mê cung thuộc lĩnh vực toán học và khoa học là một trong những hoạt động thú vị dành cho học sinh tiểu học. Hoạt động này tập trung vào việc phát triển sự hiểu biết về các hướng hình học và liên quan đến việc đưa ra các hướng dẫn bằng lời nói để cho phép người học hoàn thành một mê cung bảng thành công.

Hướng dẫn rõ ràng và từ vựng chính xác là rất quan trọng để đảm bảo rằng người học biết cách hoàn thành mê cung. Hoạt động này có thể được sử dụng như một hoạt động khởi động hoặc hoạt động chính để giới thiệu hình học, vị trí và hướng.

Thời lượng: dao động từ 30 – 60 phút.

Các khái niệm liên quan

  • Mê cung
  • Chỉ dẫn
  • Phương hướng
  • Góc
  • Chuyển động
  • Phan số

Mục tiêu của hoạt động Giải mã mê cung

  • Trẻ có thể nghe hiểu và làm theo một loạt hướng dẫn bằng lời nói để “phá đảo” mê cung.
  • Trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đưa ra những chỉ dẫn đúng đắn, rõ ràng khi hướng dẫn người khác.
  • Trẻ có thể sử dụng các thuật ngữ trong toán học để mô tả vị trí, phương hướng để chỉ dẫn người khác.

Nguyên vật liệu cần thiết

Chúng ta cần những dụng cụ sau đây để hỗ trợ hoạt động Giải mã mê cung:

  • Máy chiếu/ bảng trắng
  • Tạo mê cung bằng cách vẽ trên bảng trắng hoặc sử dụng dây dăng, băng keo… bất kỳ một phương pháp nào thuận tiện để đánh dấu bố cục của mê cung (Sơ đồ mê cung mẫu)
  • Vải bịt mắt

Hướng dẫn hoạt động Giải mã mê cung

Người dạy dành ra để giảng giải rõ quy tắc của hoạt động Giải mã mê cung. Trẻ sẽ bắt cặp để tham gia hoạt động. Một người ở vai trò người hướng dẫn và một người ở vị trí người được hướng dẫn (người ở vị trí này bị bịt mắt bằng vải). 2 trẻ sẽ phối hợp với nhau, một người dùng lời nói để chỉ dẫn người còn lại đi ra khỏi mê cung. Khuyến khích trẻ sử dụng các thuật ngữ trong toán học trong quá trình thực hành hoạt động.

Thực hành điều hướng mê cung (20 – 40 phút)

Trẻ ở vị trí được hướng dẫn sẽ bị bịt mắt và chỉ có thể làm theo lời chỉ dẫn từ trẻ ở vị trí làm người hướng dẫn. Mỗi lần, trẻ chỉ được đưa ra một hướng dẫn và trẻ ở vị trí được hướng dẫn phải làm theo. Nên đưa ra hướng dẫn càng cụ thể càng tốt và dựa trên cơ sở tình hình thực tế tại thời điểm đó. Ví dụ: căn cứ theo vị trí đứng của trẻ được hướng dẫn mà đưa ra chỉ dẫn “rẽ trái”/ “rẽ phải”/ “đi thẳng”/ “đi mấy bước”… 

Giải mã mê cung

Một ví dụ về bố cục mê cung.

Các cụm từ có thể dùng để chỉ dẫn

  • Sử dụng các từ hướng dẫn thông dụng: Rẽ trái/ phải, Tiến lên trước/ lùi lại sau, dừng lại, đi bao nhiêu bước…
  • Sử dụng thuật ngữ trong phân số: Xoay một phần tư/ một phần hai/ ba phần tư vòng tròn, xoay theo chiều kim đồng hồ/ ngược chiều kim đồng hồ.
  • Sử dụng thuật ngữ trong hình học: 90 độ rẽ phải/ trái hoặc theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ; 180 độ quay sang phải/ trái hoặc theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ…

Thảo luận về kết quả đạt được sau hoạt động (5 -10 phút)

Người dạy sẽ cùng trẻ thảo luận về kết quả hoạt động mà trẻ đạt được. Chỉ ra tầm quan trọng của những câu lệnh. 

Liên tưởng và so sánh với cách thức hoạt động của rô – bốt. Một hệ thống lập trình của rô – bốt sẽ không thể làm bất cứ điều gì cho đến khi nó được lập trình các hướng dẫn. Nó chỉ có thể thực hiện chính xác các hướng dẫn đã được lập trình sẵn. Điều quan trọng là các hướng dẫn này phải rõ ràng, ngắn gọn và trong khả năng rô – bốt có thể thực hiện được. Tập hợp các lệnh hướng dẫn này được gọi là một chương trình và mỗi lệnh riêng biệt là một dòng mã lập trình.

Một số lưu ý về hoạt động Giải mã mê cung

  • Hoạt động này cần thiết phải thực hiện theo cặp.
  • Người dạy phải nêu rõ quy tắc và cách thức thực hiện rằng người được hướng dẫn chỉ có thể làm theo chỉ dẫn. Có thể xem đây là hoạt động mô phỏng cách thức hoạt động của rô – bốt.
  • Nếu hoạt động bị giới hạn về thời gian thì người dạy có thể chọn ra một cặp thực hiện và các bạn khác theo dõi, quan sát.
  • Bố cục của mê cung có thể được tùy chỉnh tùy theo điều kiện mặt bằng tổ chức hoạt động. Có thể sử các nguyên liệu để đánh dấu bố cục tùy thích sao cho tiện nhất như: vẽ bằng phấn, băng keo, dăng dây… Tuy nhiên, phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi thực hiện hoạt động.
  • Hoạt động được thực hiện với mục tiêu tất các trẻ đều được rèn luyện năng lực chỉ dẫn, khả năng nghe hiểu và diễn đạt bằng lời nói một cách rõ ràng, logic. Vì vậy, người dạy nên tạo cơ hội cho trẻ luân phiên vị trí của nhau.
  • Người dạy cũng có thể phá cách khi tổ chức hoạt động theo nhóm 3 người cho trẻ với cách phân chia vai trò như sau: Người ở vị trí hướng dẫn, người được hướng dẫn và người quan sát tiến trình đưa ra đánh giá.

Mở rộng

Cơ bản

Nếu trẻ còn nhỏ, người dạy có thể điều chỉnh bố cục mê cung đơn giản hơn. Bên cạnh đó là chuẩn bị cho trẻ những mẫu câu chỉ dẫn từ trước – như một tài liệu cầm tay để trẻ sử dụng.

Nâng cao

Còn với trẻ lớn tuổi hoặc có trình độ cao hơn, thì người dạy có thể tăng độ khó của hoạt động bằng cách giới hạn và chỉ cho trẻ sử dụng một số câu lệnh chỉ dẫn cụ thể. Hoặc câu lệnh chỉ dẫn bị giới hạn khi trẻ chỉ được sử dụng các thuật ngữ toán học.

Các hoạt động liên quan khác

  • Để giúp trẻ hiểu sâu hơn về hoạt động, người dạy có thể kết hợp diễn giải bằng lời nói cùng video hướng dẫn hoạt động của Bitesize.
  • Trẻ có thể tham khảo cách sử dụng thuật ngữ trong toán học đưa lệnh chỉ dẫn logic, rõ ràng tại video của Bitesize  với tựa đề: Ý thức về phương hướng – người mù và một phần thị giác.
  • Hướng dẫn trẻ thảo luận về hoạt động và đưa ra đánh giá khi thực hiện theo lệnh chỉ dẫn khó hay dễ?
  • Lý giải nguyên tắc rô – bốt hoạt động một cách dễ dàng theo các hướng dẫn đã được lập trình sẵn.

Hoạt động STEM Giải mã mê cung trên đây là một hoạt động bổ ích không chỉ tạo cơ hội cho trẻ áp dụng các thuật ngữ toán học trong thực tế mà còn đi nghiên cứu nhiều hơn về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Bên cạnh đó, với hoạt động này trẻ còn được định hình và phát triển những kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống như: nghe hiểu, diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói mạch lạc, rõ ràng.